Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng nghệ đảm bảo sức khỏe

Nghệ là một loại thực vật và mọi người hay biết đến củ nghệ như một gia vị chính trong món cà ri. Nó có vị cay nóng và thường được sử dụng để tạo màu tạo mùi cho bột cà ri, mùi tạt, bơ, pho mát. Nghệ cũng thường được sử dụng rộng rãi để làm thuốc chữa bệnh.

củ nghệ

Nghệ hay được dùng điều trị bệnh viêm khớp, ợ nóng (khó tiêu), đau dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn, vàng da, rối loạn chức năng gan và mật.

Ngoài ra, nó còn được sử dụng khi bị đau đầu, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm phổi, đau cơ hoặc bị phong, sốt, các vấn đề về kinh nguyệt và ung thư. Một số công dụng khác bao gồm trị trầm cảm, thoái hóa thần kinh Alzheimmer, mất nước, tẩy giun và các vấn đề về dạ dày.

Một số người còn dùng nghệ khi bị thương ngoài da, bị nấm, bầm tím, đỉa cắn, nhiễm trùng mắt, viêm da, đau nhức bên trong miệng, vết thương bị nhiễm trùng.

Trong lĩnh vực sản xuất và thực phẩm, tinh dầu nghệ được dùng trong nước hoa. Phần nhựa của nghệ còn được làm nguyên liệu tạo màu, tạo mùi cho thức ăn.

Mọi người đừng nhầm lẫn nghệ (vàng) với nghệ của người Javan (nghệ đen). Các chất có trong nghệ có thể giúp giảm sưng hoặc viêm.

Công dụng của nghệ

Nghệ có thể có tác dụng:

  • Bệnh viêm xương khớp: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống nguyên bột chiết xuất từ nghệ hoặc kết hợp nó với các thành phần thảo dược khác có thể làm giảm đau do viêm xương khớp. Có nghiên cứu cho rằng nghệ có công dụng giảm đau xương khớp giống như ibuprofen.

Chưa đủ bằng chứng cụ thể cho:

  • Bệnh thoái hóa thần kinh Alzheimer: Nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng curcumin (một chất có trong nghệ) hàng ngày trong khoảng 6 tháng không có lợi cho người bị Alzheimer
  • Viêm mắt (viêm màng bồ đào): Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng curcumin có thể cải thiện triệu chứng của viêm màng bồ đào mãn tính
  • Ung thư đại trực tràng: Nghiên cứu về nghệ cho thấy nó có thể giúp ổn định tình trạng của ung thư ruột kết. Cũng có bằng chứng nói rằng dùng curcumin hàng ngày trong 30 ngày giúp giảm lượng tuyến tiền ung thư trong ruột kết của người có nguy cơ cao bị ung thư
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Ăn curcumin trong 3 ngày trước khi phẫu thuật và ăn tiếp tục trong 5 ngày sau đó có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật
  • Một loại bệnh viêm ruột Crohn: Đã có nghiên cứu về việc dùng curcumin trong nghệ hàng ngày trong một tháng có thể làm giảm nhu động ruột, tiêu chảy, đau dạ dày ở những người mắc bệnh Crohn
  • Bệnh tiểu đường: Có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng nghệ liên tục trong 9 tháng có thể làm giảm số người bị tiền tiểu đường mà có khả năng phát triển nặng hơn thành tiểu đường
  • Sự khó chịu ở dạ dày (khó tiêu): Dùng nghệ (bằng miệng thông qua đường ruột xuống dạ dày) có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày
  • Bị nướu răng (viêm nướu): Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng việc súc miệng bằng dung dịch làm từ nghệ sẽ có hiệu quả như nước súc miệng y tế để giảm tình trạng nướu răng và vi khuẩn trong miệng. Nhưng nó không giúp loại bỏ mảng bám
  • Loét dạ dày do khuẩn H.pylori: Các nghiên cứu chỉ ra rằng dùng bột nghệ hàng ngày trong vòng 4 tuần khó có thể đạt được hiệu quả loại bỏ vi khuẩn H.pylori gây loét dạ dày bằng điều trị thông thường
  • Hội chứng ruột kích thích IBS: Uống nước chiết xuất từ củ nghệ hàng ngày khoảng 8 tuần giúp làm giảm sự xuất hiện của IBS ở những người vốn đang khỏe mạnh
  • Da phát ban (địa y planus): Sử dụng những sản phẩm chứa các chất được tìm thấy trong nghệ trong vòng 12 ngày có thể làm giảm sự kích ứng của da từ địa y planus
  • Viêm thận (địa y Lupus): Nghiên cứu cho thấy dùng nghệ hàng ngày trong khoảng 3 tháng giúp giảm huyết áp và cải thiện chức năng thận của người bị viêm thận
  • Ngứa da: Khi uống sản phẩm C3 Complex có chứa curcumin và chiết xuất từ hạt tiêu đen dài (Bioperine) có thể giảm ngứa da và giúp cho họ thấy thoải mái hơn
  • Viêm khớp dạng thấp (RA): Có nghiên cứu về curcumin chỉ ra rằng nó có thể giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Vết thương trên da do ung thư: Bôi kem nghệ có thể giảm mùi hôi và ngứa do vết thương kết hợp với tình trạng của ung thư
  • Phục hồi sau phẫu thuật: Sử dụng curcumin mỗi ngày trong một tuần sẽ giúp giảm đau, mệt mỏi nhưng vẫn cần thiết sử dụng thuốc giảm đau
  • Bệnh lao: Dùng sản phẩm có chứa nghệ và dây thần thông (Tinospora cordifolia) cũng giúp giảm lượng vi khuẩn, cải thiện cho vết thương nhanh lành và giảm độc tính gan ở những người bị bệnh lao đang điều trị kháng lao
  • Viêm loét đại tràng: Bên cạnh việc điều trị thông thường, dùng curcumin trong nghệ liên tục trong 6 tháng có khả năng giảm triệu chứng và sự tái phát của bệnh viêm loét đại tràng

Ngoài ra, còn một số vấn đề về sức khỏe mà con người gặp phải cũng thường dùng nghệ để chữa trị như vàng da, viêm gan siêu vi, bệnh tiêu chảy, đau xơ cơ, vấn đề về gan và túi mật, nhức đầu, kinh nguyệt, nấm ngoài da, bầm tím…

Tuy nhiên, việc dùng nghệ trong những trường hợp này vẫn cần nghiên cứu để có thêm bằng chứng khoa học chứng minh chắc chắn công dụng của nó.

[adinserter block=”12″]

Tác dụng phụ

Nghệ có thể an toàn khi thử bằng miệng hoặc bôi lên da một cách thích hợp trong khoảng 8 tháng liền.

Nghệ thường không gây ra tác dụng phụ đặc biệt nào; tuy nhiên, một số người lại cảm thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, chóng mặt hoặc tiêu chảy khi dùng nghệ.

Theo một báo cáo, nếu ai đó dùng quá nhiều nghệ (trên 1500mg cho 2 lần mỗi ngày) có thể gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, cũng chưa chắc liệu đó có phải tác dụng phụ thực sự của nghệ hay không? Chỉ biết cho đến nay, các chuyên gia vẫn khuyên mọi người nên tránh sử dụng quá nhiều nghệ.

Lưu ý đặc biệt:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Trong suốt thời gian mang thai và cho con bú, nghệ có thể vẫn an toàn khi ăn một lượng vừa phải kết hợp với thức ăn. Tuy nhiên, việc dùng nghệ sẽ có khả năng nguy hiểm nếu uống thuốc chứa thành phần của nghệ trong suốt thai kỳ. Nó có thể kích thích chu kỳ kinh nguyệt hay tử cung. Các mẹ không được tự ý uống các phương thuốc làm từ nghệ nếu đang mang thai. Và cũng chưa có đủ thông tin về tỷ lệ an toàn của những phương thuốc đó trong thời gian cho con bú. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ không nên sử dụng
  • Vấn đề liên quan đến mật: Nghệ có khả năng làm cho vấn đề về mật trở nên tồi tệ hơn. Không được dùng nghệ nếu bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật
  • Bị chảy máu: Dùng nghệ khi bị thương có thể làm chậm quá trình đông máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị thâm tím cơ thể hoặc tiếp tục chảy máu ở những người bị rối loạn chức năng của máu
  • Bệnh tiểu đường: Curcumin có thể làm giảm lượng đường trong máu của người mắc bệnh tiểu đường nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng vì nó có thể là lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp
  • Trào ngược dạ dày: Nghệ củ có thể gây rối loạn tiêu hóa ở dạ dày một số người, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày tồi tệ hơn. Không nên dùng bột nghệ nếu thấy tình trạng xấu của trào ngược dạ dày
  • Ảnh hưởng đến những hormone nhạy cảm như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung: Curcumin có thể có chức năng như hooc-môn estrogen. Theo lý thuyết, nghệ có thể làm cho tình trạng của hooc-môn nhạy cảm trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu vẫn cho thấy nghệ giúp làm giảm ảnh hưởng của estrogen đến tế bào ung thư có hooc-môn nhạy cảm. Do đó nghệ có thể mang lại lợi ích trong tình trạng này. Theo những gì được biết cho đến nay, các mẹ vẫn nên sử dụng nghệ một cách thận trọng nếu bị những bệnh như này vì nó có thể xuất hiện tình huống xấu nếu curcumin tiếp xúc với hooc-môn nhạy cảm
  • Vô sinh: Khi nam giới sử dụng nghệ theo đường ăn uống, nó có thể làm giảm nồng độ testosterone và giảm chức năng của tinh trùng, dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Nghệ nên được xem xét thận trọng khi sử dụng với những người đang cố gắng muốn có em bé
  • Thiếu hụt sắt: Dùng quá nhiều bột nghệ có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vào cơ thể. Những người bị thiếu sắt cần để ý hơn đến lượng nghệ mình dùng
  • Phẫu thuật đơn thuần: Nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu nên có khả năng gây chảy máu thêm trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng bột nghệ ít nhất 2 tuần trước ngày dự kiến phẫu thuật

Tính tương tác của nghệ

Các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu (thuốc chống đông tụ/thuốc chống tiểu cầu) đều có tương tác với nghệ.

Củ nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu nên dùng nghệ với một số loại thuốc chống đông thường sẽ làm máu chậm đông lại, tăng nguy cơ bị thâm tím và chảy máu tiếp.

Một số loại thuốc làm chậm quá trình đông máu: aspirin, clopidogel (Plavix), diclofenac (voltaren, cataflam…), ibuprofen (advil, motrin…), naproxen (anaprox, naprosyn…), dalteparin (fragmin), enoxaparin (lovenox), heparin, warfarin (coumadin)….

Liều lượng sử dụng nghệ

Các liều lượng cho từng trường hợp dưới đây đã được công bố trong những nghiên cứu khoa học (sử dụng theo đường miệng, tức là ăn hoặc uống):

  • Dạ dày bị khó chịu (khó tiêu hóa): 500mg bột nghệ/4 lần mỗi ngày
  • Viêm xương khớp: 500mg/2 lần mỗi ngày, có thể sử dụng những chiết xuất từ nghệ cụ thể như Meriva, Indena. Hoặc sử dụng 500mg/4 lần mỗi ngày với những sản phẩm phi thương mại (chưa được chiết xuất) nhưng đã được thị trường sử dụng
  • Viêm khớp dạng thấp (RA): có thể sử dụng 500mg/2 lần mỗi ngày với công thức riêng từ thành phần curcumin trong nghệ

(Theo Webmd – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

1 thought on “Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng nghệ đảm bảo sức khỏe”

Leave a Comment