Trẻ sinh non: Thông tin cơ bản mẹ bầu nên biết

Trẻ sinh non là trường hợp trẻ bị sinh ra sớm trước 37 tuần. Trẻ sinh non có thể gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý và thường phải nằm viện lâu hơn những trẻ sinh sau 37 tuần.

Những trẻ bị sinh non thường mắc phải những vấn đề sức khỏe lâu dài mà ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của trẻ. Tại Mỹ, tỷ lệ trẻ sinh non mỗi năm khoảng 1/10.

Nếu trẻ chào đời khi thai kỳ vẫn còn sớm, nhiều khả năng trẻ sẽ mắc phải vấn đề sức khỏe nào đó. Một số trẻ sinh non phải được chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh ở bệnh viện (được gọi là NICU). Đây là phòng riêng của bệnh viện dành cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh yếu ớt. Nhưng nhờ sự tiên tiến của y học, ngày nay nhiều trẻ sinh non có khả năng sống tốt hơn so với thời gian trước đây.

trẻ sinh non trong lồng ấp

Sau sinh, trẻ sinh non thường mắc phải những vấn đề sức khỏe nào?

Bệnh lý có thể tác động đến trẻ bị sinh non gồm có:

  • Ngưng thở: Đây là tình trạng ngưng thở trong khoảng 20 giây hoặc hơn. Một số trường hợp trẻ bị ngưng thở. Tình trạng này có thể xảy ra đồng thời với việc nhịp tim bị chậm.
  • Hội chứng suy hô hấp (RDS): Đây là vấn đề về đường thở xảy ra phổ biến nhất đôi với trẻ sinh non trước 34 tuần thai. Trẻ bị suy hô hấp không có protein được gọi là chất hoạt diện có tác dụng giữ túi khí ở phổi không bị bịt kín.
  • Xuất huyết não (IVH): Đây là hiện tượng chảy máu trong não. Thường xảy ra gần não thất trong hệ thần kinh trung ương. Não thất là khoang nằm trong não chứa đầy dịch não.
  • Còn ống động mạch (PDA): Đây là vấn đề về tim xảy ra trong trong đường nối giữa hai mạch máu chính gần tim (gọi là ống động mạch). Nếu ống này không đóng lại đúng thời điểm sau khi sinh, trẻ nhỏ có thể gặp phải vấn đề về đường thở hoặc suy tim. Suy tim là tình trạng tim không cung cấp đủ máu cho cơ thể.
  • Viêm ruột hoại tử (NEC): Đây là vấn đề liên quan đến đường ruột của bé. Nó gây ảnh hưởng về đường ăn uống, trướng bụng và tiêu chảy. Tình trạng này thường xảy ra khoảng 2-3 tuần sau sinh đối với trẻ sinh non.
  • Bệnh võng mạc trẻ sinh non (ROP): Đây là tình trạng mạch máu trong mắt phát triển bất thường. ROP có thể dẫn đến hiện tượng bị mù.
  • Vàng da: Đây là tình trạng mắt và da của trẻ trông có màu vàng. Trẻ bị vàng da khi tim không phát triển hoàn thiện hoặc không hoạt động tốt.
  • Thiếu máu: Đây là tình trạng trẻ không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các bộ phận của cơ thể.
  • Loạn sản phế quản phổi (BPD): Đây là tình trạng phổi của trẻ sinh non chỉ có thể phát triển bình thường như những trẻ khác khi điều trị bằng máy thở. Trẻ bị loạn sản phế quản phổi có thể hình thành dịch trong phổi, gây sẹo và tổn thương phổi.
  • Nhiễm trùng: Trẻ sinh non thường rất khó khăn trong việc kháng khuẩn vì hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Nhiễm trùng có thể khiến trẻ sinh non bị viêm phổi, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng máu, viêm màng não hoặc nhiễm trùng dịch bao quanh não và tủy sống.

Cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ sinh non?

Các mẹ nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe mà bé mắc phải. Trẻ sinh non có thể đủ sức khỏe để về nhà sớm sau khi sinh hoặc phải chăm sóc đặc biệt tại phòng chăm sóc riêng cho trẻ sơ sinh ở bệnh viện. Trẻ có thể được ra viện khi:

  • Cân nặng được ít nhất 1,81kg
  • Tự làm ấm cơ thể mà không cần sự hỗ trợ của lồng ấp. Lồng ấp là thiết bị giúp giữ ấm cho trẻ sinh non
  • Tăng cân đều đặn (từ 15g đến 30g mỗi ngày)
  • Các bé có thể tự thở ổn định

Trẻ sinh non có thể cần đến sự hỗ trợ của những thiết bị, phương pháp điều trị và thuốc đặc biệt sau khi ra viện. Bác sĩ và các y tá ở bệnh viện sẽ chỉ định những điều này và dạy cho các mẹ biết cách chăm sóc con của mình. Họ sẽ giúp các cặp vợ chồng tìm đến những hội nhóm hoặc tổ chức nào đó ở địa phương có thể hỗ trợ các mẹ trong việc chăm sóc cho những trẻ sinh non.

(Dịch từ bài viết “Premature babies” – website Marchofdimes – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt”)

Leave a Comment