Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ – mẹ nên làm thế nào?

Út Em chào các mẹ. Bản chất giấc ngủ của trẻ sơ sinh (thường dưới 3 tháng tuổi) sẽ không được sâu giấc như trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành.

Bé hay bị giật mình tỉnh giấc có thể là chỉ đòi bú mẹ hoặc sâu xa hơn có thể tiềm ẩn một nguy cơ nào đó trong cơ thể.

Bây giờ các mẹ hãy cùng Út Em tìm hiểu về phản xạ này của trẻ để tìm cách xử lý cũng như giải đáp thắc mắc bấy lâu nhé.

tre-so-sinh-hay-giat-minh

Biểu hiện giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh

Mỗi trẻ được sinh ra và phát triển khác nhau nhưng phản xạ giật mình gần như xuất hiện ở hầu hết các bé với những biểu hiện tương tự nhau.

Khi trẻ giật mình, trẻ sẽ vung tay qua một bên, lòng bàn tay hướng lên trên và ngón tay cái cong lại. Chân và ngón chân của trẻ cũng đẩy ra và trông có vẻ căng thẳng. Bình thường khi trẻ giật mình thì chúng sẽ không khóc.

Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh là những biểu hiện sinh lý ban đầu cho thấy trẻ có sự phản ứng mạnh mẽ với những tác động ở xung quanh. Khi trẻ càng lớn, trẻ sẽ dần kiểm soát được các cơ của mình nên hiển nhiên sẽ bớt giật mình hơn.

Thông thường với những trẻ mới sinh dưới 6 tháng tuổi, chúng hay giật mình vài lần trong đêm rồi thức đòi ti mẹ, đó là tình trạng hoàn toàn bình thường.

Nhưng có nhiều trường hợp trẻ vừa giật mình, vừa quấy khóc rất khó dỗ trẻ ngủ lại, trẻ ngủ không ngon giấc thì có khả năng bé đang gặp vấn đề gì đó trong cơ thể mà các mẹ cần phải theo dõi, tìm hiểu, thậm chí đưa con đến bệnh viện khám để nhanh chóng tìm cách điều trị sớm nhất có thể.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ

Gặp phải tiếng động mạnh

Ngay cả với người lớn, nhiều khi gặp những tiếng động mạnh cũng giật mình cho nên với cấu trúc và chức năng não bộ của trẻ sơ sinh còn non nớt sẽ càng dễ nhạy cảm với tiếng động xung quanh làm cho bé bị giật mình.

Tuy nhiên cũng có một số trẻ gặp bất thường về chức năng của não cũng dẫn đến hiện tượng hay bị giật mình bởi âm thanh lớn nên các mẹ cũng cần lưu ý nhé.

Bị trào ngược dạ dày thực quản

Giật mình kèm khóc đêm, ngủ không yên là biểu hiện thường thấy đối với bé bị trào ngược dạ dày thực quản (biểu hiện ra bên ngoài là trẻ hay bị nấc). Khi dịch dạ dày bị trào lên, nó sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, giật mình tỉnh giấc và quấy khóc.

Nếu các mẹ phát hiện ra bé hay giật mình khi ngủ vì nguyên nhân này thì cần sớm giải quyết cho trẻ, nếu không trẻ sẽ có khả năng bị viêm đường hô hấp kèm theo.

[adinserter block=”12″]

Thiếu canxi, vitamin D và một số nguyên tố vi lượng khác

Trong trường hợp bé bị thiếu canxi, vitamin D và một số nguyên tố vi lượng cấu tạo nên xương thì ngoài việc bé bị ảnh hưởng sức khỏe về lâu về dài như chậm lớn, còi xương…thì biểu hiện trước mắt là trẻ thường hay giật mình khóc đêm trong thời gian ngủ.

Lý giải cho việc này, các nghiên cứu từ những chuyên gia hàng đầu ngành y đã chỉ ra rằng canxi bị thiếu sẽ gây tổn hại đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh từ trytophan sang melatonine khiến trẻ không thể ngủ sâu giấc, ngủ mơ màng và bất an dẫn đến bị giật mình.

Bên cạnh đó, do thiếu vitamin D – chất thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein –canxi để tăng cường hấp thụ canxi trong sữa mẹ gây nên tình trạng biếng ăn, mệt mỏi ở trẻ. Điều này sẽ càng làm cho trẻ bị ngủ chập chờn và quấy khóc nhiều hơn.

Giải pháp cho triệu chứng giật mình ở trẻ sơ sinh

Đối với việc giật mình bình thường do tiếng động xung quanh thì các gia đình nên chú ý tránh gây ồn ào trong khi bé ngủ, có thể là đi nhẹ nói khẽ, để đồ vật gọn gàng ngăn nắp tránh đổ vỡ gây ra âm thanh lớn…Chỉ cần những thành viên trong gia đình cẩn thận một chút là trẻ đã có thể ngủ ngon, yên giấc, không bị giật mình.

Bên cạnh đó, nếu thấy trẻ thường xuyên giật mình kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu khác thì các mẹ cũng cần đưa đi khám để xem bé có gặp vấn đề gì bên trong cơ thể hay não bộ có phát triển bình thường khỏe mạnh không.

Riêng với việc thiếu canxi, vitamin D và các nguyên tố vi lượng khác, các mẹ cần phải bổ sung ngay.

Đối với trẻ sơ sinh, lượng canxi và vitamin chủ yếu được cung cấp bởi sữa mẹ nên nếu không thể bổ sung trực tiếp các chất này cho trẻ thì các mẹ nên tự bổ sung vào chính cơ thể mình.

Nhờ vậy dòng sữa sẽ có thêm dưỡng chất giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt, không bị giật mình tỉnh giấc trong lúc ngủ hoặc học cách tắm nắng cho trẻ để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra cũng còn một số mẹo và những lưu ý mà các mẹ cần quan tâm trong việc chăm sóc bé để bé phát triển khỏe mạnh, bình thường, giảm bớt những dấu hiệu bất thường như giật mình khi ngủ, đó là:

  • Không để đèn quá sáng khi bé ngủ
  • Để nhiệt độ phòng phù hợp (thường là khoảng 27-29ºC) hoặc tìm hiểu cách quấn khăn, chăn cho bé ngủ để tránh giật mình. Nhưng nhớ không được quấn quá chặt khiến bé toát mồ hôi, có thể làm bé bị cảm lạnh
  • Không vỗ lưng trẻ khi bé bị giật mình trong lúc ngủ mà nên quan sát bé một chút xem bé có tự ngủ tiếp không vì có thể khi vỗ lưng hay chạm vào người bé sẽ làm cho bé sợ mà giật mình thêm
  • Không nên đung đưa trẻ khi ru ngủ vì việc đung đưa đôi khi có thể làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh non nớt của trẻ, khiến não bộ bị tổn thương

(Phạm Thị Thủy tổng hợp từ các nguồn – Út Em Shop Hà Nội)

Leave a Comment