Thời gian ngủ hợp lý cho trẻ từ 0 đến 36 tháng

Hầu hết mỗi trẻ sơ sinh đều có thói quen riêng của mình. Những thói quen này có thể phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ nhưng tất nhiên trẻ sẽ không làm theo đúng những gì mà mẹ bắt buộc về thời gian thức, giờ ăn hay ngủ.

Trẻ sơ sinh mang đến nhiều điều thú vị nhưng cũng đầy thử thách khiến bố mẹ phải giải quyết, nhưng phần lớn các trẻ phát triển theo một thói quen sau 6 tháng tuổi. Về giấc ngủ của trẻ, cách duy trì đúng là thiết lập thời gian ngủ theo hướng để trẻ ngủ giấc dài suốt đêm.

Thời gian ngủ chuẩn của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Thời gian ngủ cho trẻ từ 0 đến 36 tháng tuổi

Trẻ nên ngủ bao lâu còn tùy thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, hoạt động thể chất và giờ ăn. Sau đây là gợi ý để các mẹ cùng tham khảo nhé:

0-1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh ở giai đoạn này chưa có bất kỳ một kiểu mẫu nào. Chúng sẽ ngủ gần như hết cả ngày và chỉ thức vài giờ để bú mẹ. Trung bình, trẻ một tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 15-16 tiếng mỗi ngày. Hơn nữa, đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh do đó việc thức dậy vào buổi sáng hoặc ngủ khi đêm xuống thì trẻ chưa phân biệt được.

1-4 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, phần lớn các trẻ đang dần phát triển thói quen thức – ngủ. Hầu hết các trẻ sẽ thu hẹp thời gian ngủ lâu nhất, đến 6 tiếng là tối đa và thích ngủ giấc dài về đêm (trẻ có thể ngủ nhiều giấc trong ngày, và giấc dài nhất thông thường chỉ 6 tiếng). Ba mẹ cũng bắt đầu nhận thấy thói quen ngủ của trẻ có thể dự đoán được.

4-12 tháng tuổi

Ngay khi trẻ sơ sinh đạt đến mốc 6 tháng tuổi, chúng có thể giảm thời gian ngủ từ 16 tiếng xuống còn 12 tiếng. Các mẹ cũng sẽ để ý thấy sự thay đổi thời gian ngủ ngắn của trẻ bởi vì sự tăng lên của những hoạt động thể chất cũng như tinh thần ở bé. Phần lớn các trẻ ở độ tuổi này sẽ ngủ ngắn thường xuyên hơn vào lúc gần trưa và đầu buổi tối. Một số trẻ lại thích ngủ ít vào lúc chiều tối hoặc tối hẳn. Đó là bởi vì trẻ cảm thấy mệt mỏi trong suốt một ngày nô nghịch, có thể trẻ sẽ ngủ ngon hơn vào buổi tối. Ba mẹ nên bắt đầu thiết lập thời gian ngủ buổi tối cho trẻ vì điều này giúp tạo ra thói quen xác định hàng ngày.

1-3 năm tuổi

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi hình thành thói quen ngủ tốt hơn, chúng có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi đêm và giảm thói quen ngủ ngắn. Phần lớn trẻ 2 năm tuổi thích ngủ đêm hơn và giấc ngủ ngắn thường diễn ra vào buổi trưa. Dù vậy, thời gian ngủ cần thiết vẫn là 14 tiếng mỗi ngày, thông thường là 10 tiếng với hầu hết các trẻ. Trẻ có thể ngủ trong khoảng từ 7h đến 9h tối và thức dậy từ 6h đến 8h sáng. Điều này chính là biểu hiện cho thấy đồng hồ sinh học của bé hoạt động bình thường.

Bảng dưới đây sẽ chỉ cho các mẹ thấy thời lượng ngủ của trẻ một cách rõ ràng hơn:

Tháng tuổi Tổng thời gian ngủ (tiếng) Thời gian ngủ đêm (tiếng)   Thời gian ngủ ngắn (ban ngày)
Sơ sinh – 2 tháng 16-18 8-9 3-5 lần với tổng khoảng 9 tiếng
2 – 4 tháng  14-16  9-10  3 lần với tổng khoảng 5 tiếng
4 – 6 tháng 14-15  10   2-3 lần với tổng khoảng 4-5 tiếng
6 – 9 tháng  14  10-11 2 lần với tổng khoảng 3-4 tiếng
9 – 12 tháng  14  10-12  2 lần với tổng khoảng 3 tiếng
12 – 18 tháng 13-14  11-12  1-2 lần với tổng khoảng 2-3 tiếng
18 – 24 tháng  13-14 11 1 lần với tổng khoảng 2 tiếng
24 – 36 tháng  12-14  10-11  1 lần hoặc không có giấc ngắn nào

[adinserter block=”12″]

Cách để thiết lập thời gian ngủ tốt cho trẻ nhỏ

Để trẻ có thể theo một thói quen ngủ hợp lý, các mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

  • Hãy xem liệu trẻ có bị mệt hay không: một điều quan trọng là luôn kiểm tra nguồn năng lượng, sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu chúng vẫn năng động thì việc trẻ không ngủ nhiều cũng không phải vấn đề để mẹ lo lắng. Tương tự, đừng bắt trẻ thức nếu nhận thấy bé bị ốm hay mệt. Dấu hiệu thường thấy trẻ muốn ngủ là ngáp, các hoạt động dường như thiếu năng lượng, rũ mi mắt… Khi các mẹ thấy trẻ có những biểu hiện này thì nên dỗ trẻ đi ngủ
  • Thiết lập vòng tuần hoàn ngủ cho trẻ: cần thiết phải dạy cho trẻ quen với ngày đêm. Để giúp bé nhận biết thế nào là thói quen ngủ – thức, các mẹ nên tìm cách cho trẻ vui chơi vào ban ngày và chỉ để ngủ một vài giấc ngắn. Vào ban đêm, cần phải giảm các hoạt động thể chất và thời gian nô đùa của trẻ. Để đèn mờ trong phòng ngủ cho bé và tránh gây tiếng ồn hoặc cất đồ chơi đi để tạo giấc ngủ đến với trẻ dễ dàng hơn
  • Cần phân chia thời gian ăn và ngủ: với những bé chưa đạt đến mốc 1 tuổi có thể đi ngủ sau khi ăn xong. Điều mà các mẹ cần làm là giữ cho trẻ tỉnh đến khi trẻ ăn xong hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng không nên bắt buộc trẻ thức vì đó có thể làm xáo trộn thói quen ăn ngủ của trẻ. Hãy nhớ rằng, để trẻ tự mình học cách ngủ sẽ mang lại lợi ích hơn
  • Tránh đánh thức trẻ để cho ăn: nếu trẻ đủ 2 tháng tuổi trở lên, các mẹ không cần phải đánh thức bé dậy ban đêm để cho ăn, đặc biệt nếu cân nặng của trẻ vẫn bình thường và thời lượng ăn ban ngày đã đủ. Cứ để trẻ tự phát triển thời gian biểu cho việc ngủ. Ngược lại, trẻ dưới 2 tháng tuổi hoặc ngủ liền mạch quá dài vào ban ngày, các mẹ không nên để trẻ ngủ hơn 4 tiếng mà không bú. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để lấy lời khuyên, đặc biệt với những trẻ phải theo chế độ riêng
  • Thiết lập thói quen sớm cho trẻ: trong giai đoạn trẻ đang phát triển nên bắt đầu thiết lập thời gian ngủ cho trẻ từ sớm để tạo tiền đề cho những thói quen ban ngày sau của trẻ. Thiết lập thời gian ngủ với trẻ sơ sinh tốt nhất là từ sau 2 tháng đầu mới sinh và lộ trình đơn giản sẽ hiệu quả hơn so với cái phức tạp. Bắt đầu bằng việc tắm cho trẻ, sau đó cho bú và tắt đèn đi ngủ. Những bài hát ru là điều tuyệt vời trong một vài tuần đầu tiên nhưng dần dần, trẻ nhỏ cần học cách tự đi vào giấc ngủ
  • Tạo sự phù hợp với độ tuổi của bé: các mẹ cảm thấy luôn cần phải tạo ra thời gian biểu mới phù hợp cho trẻ vì nhu cầu về thể chất, sự tăng trưởng và phát triển có sự thay đổi. Trẻ cần ít thời gian ngủ ngắn thường xuyên hơn và có nhu cầu hoạt động vui chơi nhiều hơn để đảm bảo sự phát triển đầy đủ về mặt xã hội, thể chất và tinh thần. Vì vậy, lời khuyên dành cho các mẹ là hãy điều chỉnh thói quen vui chơi và ăn của bé một lần trong từng đợt phát triển của trẻ
  • Đưa ra những phán đoán hợp lý: cũng giống như mẹ, rất khó để theo dõi lộ trình của bé hàng ngày. Ví dụ, nếu một ngày mà trẻ hoạt động thể chất nhiều hơn bình thường, chúng sẽ muốn ăn và ngủ sớm hơn. Cho phép trẻ có chút chênh lệch so với bình thường miễn là trẻ vẫn tiếp nhận được những sự chăm sóc cần thiết và phát triển khỏe mạnh

(Theo Newkidscenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment