5 câu hỏi thường gặp về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Út Em chào các mẹ, chuyện ăn & ngủ là hai vấn đề quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh.

Mấy hôm trước mình đã đăng bài viết về một số lo lắng thường gặp của mẹ khi cho con bú. Hôm nay chúng ta sẽ nói về giấc ngủ của bé nhé.

1. Em bé nên ngủ ở đâu?

Khi đề cập đến giấc ngủ của em bé, nhiều mẹ, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ không khỏi bỡ ngỡ về việc nên cho em bé ngủ ở đâu?

Có nhiều lựa chọn về nơi cho bé ngủ, nhưng chắc chắn không phải là trên giường cùng với mẹ.

Lý do bởi vì việc để bé ngủ như thế sẽ gia tăng nguy cơ đối với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SISD).

(Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng bé có thể ngủ cùng giường với mẹ & điều này sẽ tốt cho bé hơn. Truyền thống văn hóa ở ta nói chung ủng hộ việc để bé ngủ cùng với mẹ)

Trong khi việc bé nằm cùng với mẹ không phải là một ý tưởng tốt nhưng bé hoàn toàn có thể nằm cùng phòng với mẹ (bằng cách kê một chiếc giường nhỏ bên cạnh giường mẹ) sẽ giúp việc ti mẹ được thuận lợi hơn.

giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Mẹ có thể:

  • Đặt một chiếc nôi, giường quây nhỏ (play yard), hoặc cũi gỗ ngay cạnh giường mẹ. Điều này cho phép mẹ được gần bé liên tục và đặc biệt quan trọng đối với việc cho bé bú. Học viện nhi Hoa Kỳ AAP cho biết việc để em bé ngủ độc lập trong một chiếc cũi, nôi hoặc giường quây nhỏ ở cùng một phòng với mẹ giảm được rủi ro đối với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Mẹ hãy chọn mua một chiếc nôi hoặc cũi với một cạnh thấp hơn, gắn vào giường mẹ, giúp mẹ vừa được gần em lại còn tránh được khả năng mẹ lăn người va phải em.

Mẹ nhớ không bao giờ được để em ngủ trên một bề mặt mềm hoặc ở trong cùng phòng với người hút thuốc nhé.

Trẻ nhỏ khi ngủ nên để ở tư thế nằm ngửa, lưng phía dưới nhằm giảm các nguy cơ đột tử.

Để đảm bảo việc mẹ cho em bú trên giường được thoải mái hơn, mẹ có thể sử dụng thêm một chiếc gối cho em bé bú có hình vòng hở (donut) hoặc sử dụng một chiếc gối tựa có thiết kế tay ở mỗi bên.

Hãy để ánh sáng hơi mờ ảo khi cho bé bú vào ban đêm, và hạn chế nói chuyện, hát ru để dỗ bé bú tới mức tối thiểu. Điều này giúp bé nhận thức được được đây là ban tối là lúc đi ngủ – không phải để chơi- có tác dụng khuyến khích con đi vào giấc ngủ sớm hơn.

2. Bé buồn ngủ khi đang ti mẹ. Mẹ có thể làm gì được?

Những em bé mới sinh thường buồn ngủ khi ti mẹ, đặc biệt sau khi bé đã bú ngon lành (Mẹ sẽ biết liệu em bé có còn bú hay không nếu không nghe thấy tiếng bé nuốt, giống như những tiếng click chuột nhẹ nhàng hoặc không nhìn thấy hàm bé chuyển động).

Nếu mẹ nghĩ bé buồn ngủ mà vẫn chưa bú đủ, thì hãy thử vài cách dưới đây:

  • Cởi nhẹ áo của bé và xoa nhẹ vào lưng
  • Cù nhẹ vào chân bé
  • Vỗ về bé
  • Thử thay tã bé hoặc đổi qua bên ngực kia.

Các em bé không được bế ở tư thế chính xác khi cho bú có thể buồn ngủ khi đang bú.

Nếu điều đó xảy ra, hãy chỉnh lại tư thế cho bé sao cho phù hợp với ngực của mẹ cả ở đầu ti và bầu ngực của mẹ.

Mẹ có thể đặt ngón tay vào cạnh miệng của bé (giữa các lợi) và sau đó di chuyển tay khoảng ¼ vòng để bé không nuốt nữa (Nếu mẹ không khéo và kéo bé đột ngột khỏi ngực mẹ, bé có thể giật mình hoặc làm đau ngực mẹ).

Sau khi bé thôi mút, hãy cố gắng vỗ về và chuyển sang ngực kia. Các nhà tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ có thể chỉ cho mẹ phương pháp cho bé bú đúng đắn và giải đáp các thắc mắc liên quan.

3. Có ổn không khi cho bé bú đến khi bé ngủ?

Ở những tháng đầu đời, đặc biệt hoàn toàn không thể giữ cho em bé của mẹ bú khi bé thức.

Tuy nhiên, một khi bé lớn hơn, hầu hết các bác sĩ khuyên việc cho bé bú nên độc lập với việc để cho bé ngủ. Nếu mẹ làm như thế thường xuyên có thể khiến bé không học được cách tự ngủ.

Đối với những lần chợp mắt và những lúc ngủ sâu, mẹ hãy cố tập cho bé thức một chút để bé quen với việc ngủ mà không cần ti mẹ.

Hãy tập cho bé làm quen với việc khi mẹ cho bé bú, có nghĩa là đã đến giờ ăn và cần hạn chế cho bú vì những mục đích khác như chiều chuộng bé.

Nếu bé ốm hoặc có vẻ tách mẹ, mẹ có thể muốn cho bé bú để xoa dịu bé nhưng hãy cố gắng đừng hình thành thói quen này ở bé.

Nếu bé không ngủ, hãy xem xét việc cho bé ngậm núm vú giả. Các chuyên gia đề nghị cho bé dưới 1 tuổi dùng núm vú giả ở những lần chợp mắt và ngủ sâu nhằm tránh các nguy cơ đột tử – nhưng nên nhớ chỉ sau khi bé đã hình thành kiểu mẫu bú mẹ, do vậy thường là không sớm hơn 3 tuần tuổi.

Và trong trường hợp bé con không ưa núm vú giả thì mẹ cũng đừng ép bé nhé!

Hãy thử khích lệ bé ngủ bằng cách tạo một thói quen đi ngủ thân quen và thư thái. Khi mẹ tắm, mẹ đọc, mẹ hát ru, đó có thể là dấu hiệu để bé hiểu một ngày đã kết thúc. Hãy thật nhất quán, rồi chẳng mấy chốc bé sẽ quen với những việc này.

[adinserter block=”12″]

4. Khi nào bé sẽ ngủ một mạch từ tối đến sáng?

Những bé mới sinh nên được đánh thức 3 đến 4 tiếng mỗi lần cho đến khi cân tăng đều đặn, thường xảy ra điển hình trong vài tuần đầu tiên. Sau đó bé có thể ngủ với những khoảng thời gian dài hơn.

Nhưng mẹ đừng hy vọng giấc ngủ của mẹ cũng sẽ kéo dài ra – hầu hết các bé được nuôi bằng sữa mẹ sẽ không ngủ lâu bởi vì bé nhanh đói lắm.

Hãy nhớ rằng sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức, nó được chuyển vào cơ thể của bé nhanh hơn, do đó bé cũng dễ đói thường xuyên hơn.

Giấc ngủ dài nhất của em bé mới sinh thường rơi vào từ 4 đến 5 tiếng – đây là khoảng thời gian những cái bụng bé nhỏ có thể nghỉ một chút giữa những lần cho ăn.

Nếu những em bé mới sinh ngủ liền một lúc, các bạn ấy sẽ cực đói suốt cả ngày và có thể muốn bú thường xuyên hơn.

Và chỉ đến khi nào bố mẹ nghĩ ngủ suốt đêm là một giấc mơ xa vời thì mọi thứ có vẻ bắt đầu khá hơn.

Ở 3 tháng đầu, một em bé trung bình ngủ tổng cộng 5 tiếng cả ngày và 10 tiếng buổi tối, thường là có một vài lần gián đoạn. Hầu hết các bé ở độ tuổi này ngủ qua đêm, tức là 6 tới 8 tiếng liên tiếp.

Có thể hữu ích để khích lệ bé suốt cả ngày, giữ mọi thứ nhẹ nhàng trong đêm và tập thói quen đi ngủ đều đặn cho bé.

Tuy nhiên mẹ cũng nên nhớ giấc ngủ của các bé không giống nhau nên mẹ đừng ngạc nhiên nếu bé nhà mẹ ngủ nhiều hoặc ít hơn các bé khác.

5. Liệu có ảnh hưởng gì tới sữa mẹ không khi cho bé ngủ thông đêm?

Cho bé ngủ thông đêm (thường khi bé ở mốc 3 tháng tuổi) sẽ không ảnh hưởng tới những cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ.

Cơ thể của mẹ có khả năng điều chỉnh nguồn cung sữa tùy thuộc vào việc cho bú và nhu cầu của bé bú là bao nhiêu.

Một số bé con sẽ ngủ thông đêm tới sớm nhưng sẽ bù lại trong ngày, vì vậy ngực của mẹ sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

Khi bé lớn hơn và bắt đầu ăn được những chất đặc hơn, nhu cầu ti mẹ cũng giảm dần và cơ thể mẹ cũng tự động điều chỉnh theo đó.

(Dịch từ bài viết Breastfeeding FAQ: Sleep – Yours and Your Baby’s, website Kidshealth, Nguyễn Thị Thu Hằng dịch, Út Em Shop sở hữu nội dung Tiếng Việt)

Leave a Comment