9 cách giúp mẹ giảm chứng ợ nóng khi mang thai

Tôi có cảm giác nóng rát sau khi ăn. Liệu đó có phải chứng ợ nóng khi mang thai không?

Rất có khả năng bạn đang gặp phải hiện tượng đó. Nhiều phụ nữ bị mắc chứng ợ nóng lần đầu trong khi mang thai. Nó thường xuyên xảy ra, tuy vô hại nhưng lại gây ra cảm giác đau.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát lan từ cổ họng cho đến tận đáy lồng ngực. Nó xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược vào thực quản. Các axit đó có thể đi lên cổ họng hoặc miệng và để lại vị chua và đắng.

Chứng ợ nóng khi mang thai gây ra bởi sự thay đổi hoóc-môn lẫn thay đổi sinh lý trong cơ thể

ợ nóng khi mang thai

Việc gia tăng hoóc-môn progesterone khi đang mang thai làm giãn các cơ trơn của tử cung (dạ con). Các chuyên gia cho rằng hoóc-môn này cũng làm giãn van ngăn cách giữa thực quản và dạ dày. Điều này khiến axit từ dạ dày trào ngược trở lại thực quản gây cảm giác nóng rát.

Progesterone cũng làm chậm lại các cơn co thắt dạng sóng của dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn.

Trong giai đoạn sau của thai kì, em bé dần phát triển chèn ép lên ruột và dạ dày. Điều này khiến tiêu hóa chậm lại và lượng axit từ dạ dày sẽ trào ngược vào thực quản.

Chứng ợ nóng thường xảy ra như thế nào và khi nào thì nó dừng lại?

Ợ nóng khi mang thai thường xảy ra khi thai nhi phát triển. Nhiều bà bầu bắt đầu gặp phải chứng ợ nóng và khó tiêu trong nửa cuối của tam cá nguyệt thứ hai, mặc dù họ chưa từng mắc phải trước đó.

Khoảng một phần ba phụ nữ mang thai bị chứng ợ nóng ngay từ ba tháng mang thai đầu tiên, và con số tăng lên đến hai phần ba khi đến giai đoạn ba tháng mang thai cuối. Các triệu chứng này sẽ biến mất và không có ảnh hưởng xấu sau khi em bé ra đời.

Liệu tôi có thể làm gì đó để giảm chứng ợ nóng?

Rất may mắn rằng bạn có thể. Các nhân tố chính gây ra hiện tượng ợ nóng khi mang thai là ăn uống, nằm ​​xuống cúi người. Nếu bạn có thể làm những hoạt động khiến chứng ợ nóng tồi tệ hơn thì ngược lại bạn cũng có thể cố gắng để tránh gặp phải chúng.

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn chứng ợ nóng nhưng một số gợi ý dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

  1. Chọn thực phẩm và đồ uống dễ tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là bỏ qua các thức ăn nhiều chất béo hoặc các món cay, sô cô la, trái cây hoặc nước trái cây thuộc họ cam quýt, rượu và cà phê.
  2. Uống nước trước hoặc sau khi ăn.
  3. Một ly sữa có thể giảm chứng ợ nóng. Nếu sữa chứa nhiều chất béo làm cho chứng ợ nóng tồi tệ hơn thì hãy chuyển sang loại tách béo.
  4. Thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này làm giảm thời gian tích tụ axit trong dạ dày bởi thức ăn sẽ trung hòa axít dạ dày.
  5. Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Hút thuốc làm giãn van giữa dạ dày và thực quản, làm tăng khả năng xảy ra hiện tượng trào ngược axit. Và hút thuốc cũng có hại cho em bé.
  6. Giữ dáng thẳng đứng, đặc biệt là trong và ngay sau khi ăn. Ngồi thẳng lưng và cố gắng không cúi xuống hay ngồi sụp xuống. Mặc quần áo rộng bụng và cố gắng không nằm xuống trong vòng ít nhất một tiếng sau khi ăn.
  7. Nếu chứng ợ nóng khi mang thai tồi tệ hơn vào ban đêm, cố gắng không ăn hay uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước trong vòng ba tiếng trước khi đi ngủ.
  8. Ngủ trong tư thế nâng cao đầu. Sử dụng một vài chiếc gối, hoặc nâng cao đầu giường với miếng đệm hoặc khăn cuộn lại. Trọng lực sẽ giúp giữ axit trong dạ dày (đúng nơi mà nó nên ở) và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  9. Kiểm tra các loại thuốc mà bạn đang dùng có làm cho chứng ợ nóng tồi tệ hơn không. Thủ phạm chính gây ra thường là thuốc chống trầm cảm và thuốc chống viêm không steroid.

Bạn có thể thấy rằng thuốc kháng acid hoặc chất alginate sử dụng không cần đến sự kê đơn của bác sĩ giúp bạn giảm thiểu được chứng ợ nóng. Dù sao đầu tiên bạn cũng nên kiểm tra lại nó với bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc dược sĩ. Bạn cần phải chắc chắn về việc điều trị thuốc ngoài kê đơn là an toàn để bạn có thể sử dụng trong thai kỳ và phù hợp với các triệu chứng của bạn.

Nếu bạn có khả năng bị chứng huyết áp cao hay tiền sản giật, một số biện pháp khắc phục chứng ợ nóng có thể khiến bạn bị rối loạn dạ dày, trong khi những người khác lại có thể tránh được.

Chất Alginate làm việc bằng cách hình thành một lớp bảo vệ trên thành dạ dày và thực quản của bạn. Nó có xu hướng hoạt động tốt trong việc chống trào ngược. Thuốc kháng acid dùng để trung hòa axit trong dạ dày, có thể hữu ích hơn khi mang theo nếu bạn cần chúng. Bất kể loại thuốc nào được khuyến cáo cho bạn, điều quan trọng là bạn không vượt quá liều khuyến cáo.

Dùng thuốc kháng acid trong các bữa ăn hoặc vào ban đêm có thể giúp được bạn khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn cũng đang dùng thuốc có chất sắt, bạn sẽ phải dùng thuốc kháng acid tại thời điểm khác. Đó là do các thuốc kháng acid có thể cản trở hấp thu sắt nếu bạn dùng chúng trong vòng hai tiếng đồng hồ khi uống thuốc sắt.

Nếu các thay đổi về lối sống và cả phương pháp điều trị không giúp bạn giải quyết được vấn đề, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Họ sẽ đề nghị bạn chuyển qua một phương pháp mới.

Chứng ợ nóng khi mang thai của tôi còn có thể có nguyên do từ vấn đề gì khác?

Điều này là có thể, nhưng nó còn phụ thuộc vào vị trí chỗ đau và các triệu chứng khác đi kèm.

Đau khi ợ nóng thường di chuyển từ phía sau xương ức lên đến cổ họng. Nếu thay vào đó bạn bị một cơn đau nhói nằm ở phía trên của phần bụng dưới xương sườn của bạn, nó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Nếu bạn không chắc chắn về điều này, hãy liên hệ với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.

Nếu cơn đau nằm ở phía trên bên phải của bụng của bạn và bạn đang bị ốm, nó có thể chỉ ra một vấn đề về gan có liên quan đến việc mang thai.

Cũng có thể bạn có vấn đề về tiêu hóa mà không liên quan đến mang thai, chẳng hạn như viêm loét đường tiêu hóa.

Vậy nếu bạn đang gặp khó khăn trong ăn uống, giảm cân hoặc đang lo lắng về các triệu chứng khác, chẳng hạn như những thứ được liệt kê ở trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ.

(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ babycentre)

Leave a Comment