7 mẹo giúp giảm nghén mùi khi mang thai

Út Em chào các mẹ, ốm nghén là một trong những vấn đề phổ biến ở hầu hết các phụ nữ khi mang thai.

Phải đến hơn 80% các mẹ khi mang thai đều trải qua quá trình ốm nghén, thường trong giai đoạn từ khi thai nhi được khoảng 4-6 tuần đầu đến khoảng 8-12 tuần thì dứt hẳn. Tuy nhiên cũng có trường hợp xuất hiện sớm hơn hoặc thậm chí kéo dài suốt thời kỳ mang thai.

Triệu chứng của ốm nghén thường là buồn nôn nên không quá nguy hiểm đến thai nhi. Nhưng nếu các mẹ bị nặng, dẫn đến chán ăn thì cần đi khám ngay lập tức. Thông thường, các mẹ hay bị nghén mùi hơn, tức là cảm thấy nôn nao với một số mùi xung quanh mình. Mặc dù hiện tượng không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nó khiến các mẹ thấy khó chịu và mệt mỏi nên các mẹ hãy cùng tìm hiểu vấn đề này để giảm thiểu việc ốm nghén nhé.

nghén mùi là một trong các triệu chứng phổ biến khi mang thai

Các loại mùi thường bị nghén

Khi mang thai, mỗi mẹ có thể bị nghén các loại mùi khác nhau và ở mức độ khác nhau. Một số mẹ nhạy cảm đến mức có thể phát hiện mùi từ xa và buồn nôn. Theo chia sẻ của nhiều mẹ, Út Em có thể thấy các mẹ thường bị nghén những mùi sau đây:

Mùi thức ăn, gia vị

Mình tuần đầu thì chỉ sợ mùi tỏi, món gì liên quan tới tỏi cũng sợ. Giờ được 11 tuần rồi thì lại sợ tất cả các mùi” – mẹ Béo_tròn chia sẻ

“Em bị nghén các loại mùi dầu mỡ, các loại hành phi, tỏi phi, các loại thịt, các loại chiên xào. Em ăn vào là ra hết nên chỉ ăn toàn trái cây. Em chỉ muốn ăn thật nhiều để mẹ khỏe, con khỏe nhưng hễ cứ ăn vào là lại nôn ra hết. Buồn lắm! – mẹ Media_2907

Mùi tàu xe, nhiên liệu như xăng dầu, than củi…

2 tuần nay rùi (mình mang thai tuần 5) công việc hàng ngày của mình là chạy qua chạy lại đóng hết các cửa trong nhà, vì gần 24/24h đều ngửi thấy mùi khói than tổ ong nhà hàng xóm, kinh lắm. Bố mẹ cứ bảo em khéo tưởng tượng nhưng hóa ra mình ngửi đúng mà. Vì loanh quanh hàng xóm không nhà gần thì nhà xa, thậm chí cách rất xa nhà mình họ thường đem bếp than ra cửa nhóm và ủ, lúc nào cũng cảm thấy như bị hun khí độc. Buổi tối mình đi bộ ra đường lớn chơi, quái lạ là không còn bịt mũi vì mùi khói xăng dầu ô tô, xe máy như mọi khi mà thay vào đó lại vẫn chỉ là mùi khói than khó chịu, hóa ra là mấy quán nướng mực nướng ngô bên đường họ hoạt động… – mẹ Divina

Mùi “thơm” như nước hoa, tinh dầu hoặc hóa chất tạo mùi trong bột giặt, nước rửa bát…

Toàn bộ nước hoa, tinh dầu (trừ mùi lê), kem đánh răng, nước xả, nước rửa chén, tất cả các loại xà phòng có mùi đều khiến em buồn nôn, đành phải dùng toàn đồ không mùi của Nhật, đắt muốn khóc – mẹ Leminh2012

Ngoài chia sẻ của các chị em khi mang thai trên đây, còn rất nhiều các loại mùi có thể khiến mẹ bầu bị khó chịu buồn nôn như mùi điều hòa, mùi tanh hoặc thậm chí là mùi người (chồng).

[adinserter block=”11″]

Mẹo giảm nghén mùi

Theo dõi thời gian hoặc dấu hiệu khi bị nghén để xác định nguyên nhân. Mặc dù chưa có bằng chứng nào chỉ ra được lý do thực sự của việc nghén khi mang thai nhưng có một số khả năng sau:

  • Do mẹ bầu ăn uống thất thường hoặc lượng đường trong máu thấp
  • Ở một số phụ nữ mang thai, hệ thần kinh nhạy cảm hơn bình thường nên cảm thấy khó chịu với một số mùi gây nên tình trạng buồn nôn
  • Nồng độ các nội tiết tố bao gồm progesterone tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nó làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản nên có cảm giác buồn nôn

Để giảm hiện tượng nghén nói chung và nghén mùi nói riêng, các mẹ nên đảm bảo chế độ ăn uống của mình. Đơn giản nhất là tránh xa những mùi đó nhưng nếu điều kiện bắt buộc phải tiếp xúc thì có thể sử dụng một số mẹo để giúp hạn chế mùi hoặc làm cho cơ thể khỏe mạnh chống lại những mùi đó

  • Ngửi dầu thơm: Đây chỉ là cách tạm thời giúp các mẹ giảm triệu chứng nghén, không có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên chuẩn bị một lọ dầu thơm trong túi để phòng khi vô tình gặp mùi khó chịu
  • Nghỉ ngơi, vận động nhẹ, bổ sung dưỡng chất: Các mẹ nên tập những bài tập thể dục nhẹ hoặc vận động bằng những công việc nhẹ nhàng như chuẩn bị bữa sáng. Vì nó giúp các mẹ thêm khỏe mạnh, quên đi mùi gây nghén
  • Uống nước hoặc những chất lỏng khác như nước ép trái cây, sữa…: Nếu các mẹ không bị nghén mùi trái cây hay sữa thì nên bổ sung chúng mỗi ngày để tăng lượng vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại tình trạng nghén
  • Dùng gừng: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, gừng là một loại gia vị có tác dụng chế ngự cơn buồn nôn nên các mẹ có thể dùng gừng dưới dạng trà gừng, kẹo gừng, bánh có vị gừng… để dễ ăn uống. Tuy nhiên không được lạm dụng dùng nhiều gừng mỗi ngày
  • Trò chuyện với người xung quanh: Trò chuyện với mọi người, đặc biệt là chuyện phiếm, chuyện cười sẽ dễ giúp các mẹ vượt qua cơn buồn nôn nhanh chóng
  • Hỏi kinh nghiệm từ bạn bè: Bạn bè đã từng bị nghén mùi khi mang thai là một kênh hữu hiệu để các mẹ học hỏi kinh nghiệm hay
  • Bổ sung thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Có một số loại thuốc có thể điều trị được những cơn nghén cụ thể. Ví dụ vitamin như B6 và một số thuốc hỗ trợ đường ruột có tác dụng làm dịu chứng nghén. Vì vậy, các mẹ nên hỏi bác sĩ để bổ sung thêm.

Trên đây là một số lưu ý cho các bà bầu bị nghén trong quá trình mang thai. Các mẹ nên để ý mình hơn để giúp cơ thể không bị mệt mỏi do nghén, đặc biệt là nghén mùi nhé.

(Phạm Thị Thủy tổng hợp – Út Em Shop sở hữu bài viết)

Leave a Comment