Hướng dẫn phương pháp ăn dặm bé chỉ huy an toàn cho trẻ

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (baby-led weaning) là gì?

Út Em chào các mẹ. Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (baby-led weaning – BLW) thực chất giống như việc bỏ quên thức ăn (có thể là dạng bột) và thìa nhỏ cho bé, sau đó để bé tự chọn đồ ăn.

Nhiều gia đình thực chất đang theo phương pháp này mà không hề biết. Điều này đặc biệt đúng hơn với đứa con thứ hai hoặc sau đó. Trẻ con thường thích hành đông theo anh chị của mình. Chúng cũng hay cố gắng để lấy thức ăn từ đĩa của người khác, cảm thấy rất vui khi tự ăn được giống như anh chị của mình.

ăn dặm bé chỉ huy

Bắt đầu thực hiện phương pháp ăn dặm bé chỉ huy như thế nào?

Nếu các mẹ muốn thử phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, hãy để bé tự lựa chọn thức ăn phù hợp với tuổi của bé bằng tay. Thời gian tốt nhất để làm việc này là trong các bữa ăn của gia đình. Đó cũng là cách hay để bé tham gia ăn luôn.

Thức ăn dễ cầm tay nhất cho trẻ nhỏ là những đồ ăn được làm nhỏ gọn, mỏng hoặc có núm cầm tự nhiên như súp lơ xanh đã được nấu chín. Vì khi trẻ bắt đầu thử ăn dặm, trẻ vẫn chưa thể cầm chắc được. Trẻ có thể cầm thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ (tạo thế gọng kìm) và phải đến vài tháng sau thì trẻ mới có thể phát triển kỹ năng cầm này. Còn trong thời gian này, trẻ có thể sẽ lấy thức ăn bằng cách nắm trong cả bàn tay.

Thời gian đầu, các bé có thể chỉ ngịch với đồ ăn. Bé có thể nắm miếng đồ ăn trong tay và đưa lên miệng mút. Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức giữa các bữa ăn. Khi bé dần dần chuyển sang ăn dặm, các mẹ sẽ cho bé bú ít sữa đi.

Lợi ích của phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

Theo một số nghiên cứu, những bé bắt đầu ăn dặm mà theo phương pháp ăn dặm bé chỉ huy sẽ có những lợi ích sau:

  • Nhanh làm quen với mùi vị và thiết lập chế độ ăn nhiều món khác nhau hơn là những bé ăn bột ăn dặm. Điều này giúp bé phát triển khả năng thích nghi với nhiều thức ăn đa dạng và đảm bảo sức khỏe hơn về lâu về dài sau này. Cộng với một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những trẻ ăn đa dạng được các loại thức ăn sẽ ít có khả năng bị dị ứng với thực phẩm về sau
  • Ít có nguy cơ bị thừa cân hơn so với những trẻ được đút cho ăn. Khi đút cho bé ăn, bố mẹ sẽ là người kiểm soát mọi thứ thay cho bé (cho bé ăn nhanh hơn và nhiều hơn những gì bé cần nên có thể dẫn đến tình trạng bé bỏ qua cảm nhận về vị của những món ăn) nhưng cũng tương tự như khi cho bú, để bé ăn theo phương pháp bé chỉ huy cho phép các bé tự điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo nhu cầu của bé
  • Phát triển sự khéo léo và kỹ năng kết hợp giữa mắt – tay cho bé
  • Học cách nhai giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nhược điểm của phương pháp ăn bé chỉ huy

Mặc dù có nhiều lợi ích đem lại khi lựa chọn phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, vẫn có một số nhược điểm của phương pháp này:

  • Có thể bị nhiễm khuẩn: Việc dùng tay để lấy cầm thức ăn có thể làm gia tăng vi khuẩn vào cơ thể ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là những bé mới đang học cầm thức ăn và cho lên miệng
  • Cần chú ý về lượng sắt cho trẻ: Trẻ sơ sinh thường nhận đủ lượng sắt từ sữa mẹ đến tận khi được 4 tháng tuổi nhưng lượng sắt có thể giảm ở thời điểm này. Đó là lý do tại sao các chuyên gia nhi khoa thường khuyên các mẹ bổ sung thêm sắt cho bé (khoảng 1mg/1kg thức ăn mỗi ngày) đến khi bé bắt đầu ăn dặm những thức ăn giàu chất sắt được. Tuy nhiên, bé sẽ hơi khó khăn trong việc ăn những thực phẩm giàu sắt như thịt bò. Thịt xay, rau xanh và ngũ cốc có thể giúp giải quyết tình trạng này. Bác sĩ có thể khuyến khích các mẹ bổ sung sắt cho bé yêu ngay từ năm đầu tiên như là một biện pháp phòng ngừa thiếu hụt sau này

Những loại thực phẩm tốt cho phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

Chỉ cần là thực phẩm mềm, dễ nhai, cắt thành những miếng nhỏ vừa miệng bé và không nằm trong danh sách những món ăn dễ gây nghẹn thì đều có thể cho vào thực đơn của phương pháp ăn bé chỉ huy. Các mẹ không nên quá lo lắng về việc bé ăn được ít hay nhiều trong một vài tháng đầu tiên, chỉ cần chuẩn bị tốt món ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là được. Có thể tham khảo những nhóm thực phẩm dưới đây để đảm bảo trẻ nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết:

  • Ngũ cốc: Bánh mỳ hoặc mì ống
  • Chất béo lành mạnh: Bơ thực vật (ăn riêng hoặc bôi lên bánh mỳ)
  • Protein: Thịt gà, thịt bò, trứng hoặc cá (nên loại bỏ sạch xương)
  • Rau, củ, quả: Chuối, bơ, lê nấu chín, súp lơ xanh hấp, cà rốt, đậu xanh, khoai lang chiên (đảm bảo tất cả đều mềm, dễ dàng bị nghiền bởi nướu răng của trẻ, cắt thành những miếng dài, nhỏ để bé dễ cầm)
  • Sữa: Sữa chua, pho mát tiệt trùng mềm hoặc phô mai và nếu có thể hãy để cho bé tự cầm thìa xúc

Lưu ý, các mẹ không cần thêm muối hoặc đường vào thức ăn cho bé vì nó cũng không bổ sung thêm dưỡng chất mà còn làm mất mùi vị tự nhiên của món ăn. Có thể bổ sung muối hoặc đường sau nếu nhận thấy bé thích ăn đồ ngọt hay mặn trong thời gian dài. Tuy nhiên, cũng là tốt nếu như các mẹ muốn cho thêm gia vị để tập thói quen cho trẻ. Nên nhớ, loại bỏ những món ăn như đồ ăn đóng gói sẵn vì chúng không có dinh dưỡng, quá nhiều chất phụ gia và chất béo không lành mạnh.

Những chuẩn bị cần thiết cho phương pháp ăn bé chỉ huy

Các mẹ có thể nghi ngờ về khả năng cầm nắm đồ ăn của bé khi mới 6 tháng tuổi nhưng các mẹ sẽ phải ngạc nhiên đó. Nếu các mẹ quyết định cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, hãy nhớ những nguyên tắc sau:

  • Đeo một cái yếm lớn: Các mẹ nên đeo yếm hoặc áo choàng bên ngoài và lót thêm một mảnh vải hoặc giấy báo bên dưới chỗ ngồi của bé để tránh thức ăn rơi vãi hoặc dính vào quần áo
  • Tiếp tục cho bú mẹ hoặc bú bình: Nên giữ chế độ cho bú mẹ hoặc bú bình như trước đây vì trẻ nhỏ nhận dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức trong suốt 1 năm đầu đời
  • Không thiết lập lịch trình cố định cho bé: Các mẹ có thể nghe về việc nên cho trẻ ăn theo một lịch trình mà kết hợp việc cho bú mẹ hoặc bú bình, cộng với 3 bữa ăn dặm một ngày. Nhưng nếu các mẹ chọn phương pháp ăn bé chỉ huy, mọi thứ sẽ đơn giản hơn đó là chỉ việc để đồ ăn trong bữa ăn và để bé tự chọn
  • Cắt thức ăn thành dạng que dài: Như vậy bé vừa dễ cầm, vừa dễ ăn từ trên xuống thay vì là những miếng cỡ nhỏ
  • Khởi đầu nhẹ nhàng: Khi mới bắt đầu, các mẹ chỉ cần đặt một vài miếng đồ ăn ở trước mặt trẻ trong các bữa ăn. Nếu để quá nhiều có thể khiến bé khó lựa chọn
  • Ăn cùng nhau: Không có lý do gì nếu trong bữa cơm của gia đình, mọi người ăn súp lơ, cá hồi mà bé không thể ăn cùng. Hãy cho bé thử vị của các loại thức ăn cùng miễn là chúng không gây hại cho trẻ
  • Tạo niềm vui cho bé: Hãy cho rằng những bữa ăn dặm này như là thời gian vui chơi của trẻ vì đó là thời gian bé nghịch và trải nghiệm với mùi vị và nhai đồ ăn. Phương pháp ăn bé chỉ huy là một cách tốt để giúp bé thoải mái cảm nhận nhiều loại thực phẩm khác nhau
  • Tăng dần các loại đồ ăn: Theo thời gian, các mẹ nên thêm dần nhiều món ăn hơn để giúp phát triển khẩu vị của bé, không biến bé thành người kén ăn sau này. Có thể chuẩn bị đa dạng thức ăn có nhiều màu sắc và cách chế biến khác nhau
  • Không bắt ép trẻ một điều gì: Khi trẻ đã nhận được dinh dưỡng cần thiết từ việc bú thì sẽ ăn ít đồ ăn hơn trong những tháng đầu nên các mẹ cũng đừng quá ngạc nhiên. Khi bé đã ổn định được lượng thực phẩm, trẻ sẽ dần ăn nhiều hơn, yêu thích đồ ăn dặm hơn và đương nhiên có thể giảm bú sữa

(Theo Babycenter & What to expect – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment