Giấc ngủ của trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi

Út Em chào các mẹ.

Những vấn đề về giấc ngủ thường phổ biến ở nửa năm đầu đời của trẻ. Một số trẻ có thể kêu đòi, khóc quấy khi nửa đêm rồi lại bình tĩnh hơn khi biết bố và mẹ bước vào phòng.

Điều này xảy ra liên quan đến sự lo lắng khi phải tách mẹ, một dấu hiệu phát triển bình thường trong suốt giai đoạn này.

Trong trường hợp ấy, cùng với những lần thức giấc khác, mẹ hãy cho em có thời gian để được bình tâm. Nếu cần, mẹ có thể muốn làm em an lòng nhưng nhớ đừng bế em dậy ra khỏi nôi hoặc cũi.

em bé ngủ

Bé nhà mẹ sẽ ngủ trong bao lâu?

Theo Tổ chức Sức khỏe Mỹ, hầu hết các bé ở độ tuổi này thường ngủ từ 12- 15 tiếng mỗi ngày, bao gồm 9-12 tiếng ngủ suốt đêm .

Bé có thể ngủ chợp mắt 2 lần trong ngày. Một số bé chợp mắt 30 phút, số khác chợp mắt đến 2 tiếng.

Em bé nên ngủ như thế nào?

Theo Viện nhi Mỹ AAP, bé và mẹ nên ngủ cùng phòng với nhau cho tới khi bé được 1 tuổi hoặc ít nhất 6 tháng. Đây là giai đoạn được nhận định nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra cao nhất.

Không gian ngủ của bé nên được đặt trong phòng của bố mẹ. Đó có thể một chiếc cũi có chân di động hoặc một chiếc nôi quây.

Khi bé ở gần mẹ sẽ rất tiện để mẹ cho ăn, vỗ về và trông chừng em mỗi tối.

Mẹ cũng nên lưu ý ngủ cùng phòng với mẹ thì tốt nhưng ngủ trên cùng một giường thì có nhiều ý kiến cho rằng sẽ gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ và những ca tử vong liên quan tới giấc ngủ.

Vậy mẹ hãy tham khảo thêm những khuyến nghị sau đây để cho con có được giấc ngủ chất lượng và an toàn:

  • Bé con nên nằm ngửa, không nằm úp bụng xuống dưới hoặc nằm nghiêng. Nếu bé thích nằm cuộn người trước ra sau và sau ra trước thì mẹ cứ để bé giữ nguyên tư thế đó.
  • Bé nên nằm trên bề mặt phẳng, cứng được trải chiếu gọn gàng. Mẹ cũng cần lưu ý đến các thông số an toàn của cũi hoặc nôi khi chọn mua.
  • Không để các đồ dùng khác trong không gian ngủ của bé.
  • Tránh để bé bị nóng quá. Bé nên mặc đồ phù hợp với nhiệt độ phòng. Mẹ có thể biết em đang bị nóng quá nếu thấy em đổ nhiều mồ hôi hoặc khi sờ vào thấy nóng.
  • Tránh xa những người hút thuốc.
  • Lưu ý những rủi ro khác như các đồ có mấu nối, dây ruy băng, vật có gờ, góc sắc, tranh, ảnh, móc treo, rèm cửa sổ dây có thể nguy hiểm nếu ở trong tầm tay và tầm với của trẻ.

Mẹ hình thành thói quen ngủ ở bé như thế nào?

Mẹ nên bắt đầu thói quen ngủ cho bé. Những hoạt động nhẹ nhàng hướng tới thời gian ngủ hàng đêm có thể giúp bé thư giãn.

Mẹ có thể tắm, hát ru hoặc kể chuyện để bé hiểu thời gian đã về đêm. Những kiểu mẫu này có thể được áp dụng trước giờ đi ngủ cho tới nhiều năm tiếp theo.

Mẹ sẽ mong đợi bé tự mình đi ngủ. Vì thế mỗi tối mẹ sẽ đặt em vào trong nôi khi mắt em đang lim dim, mơ màng.

Em có thể khóc nhưng mẹ cứ kệ, ở xa em trong vài phút, rồi mẹ sẽ thấy em bé của mẹ tự mình đi ngủ.

Nếu bé vẫn khóc, mẹ có thể xoa xoa chút chút nhưng đừng đỡ em dậy. Chỉ cần vài lần như vậy là bé sẽ quen.

Có thể bố mẹ sẽ cảm thấy lo ngại khi nghe tiếng em khóc nhưng nếu biết con mình an toàn rồi thì hãy cố gắng để em tự bình tâm.

Nếu em vẫn cứ khóc và đòi mẹ, hãy nói vài câu yêu thương như “mẹ đây rồi, bây giờ con đi ngủ nhé”, sau đó mẹ nhanh chóng rời đi.

Hãy cố gắng kéo dài thời gian giữa những lần xuất hiện của mẹ cho đến khi cuối cùng bé cũng chìm vào giấc ngủ.

[adinserter block=”12″]

Nếu bé thức dậy lúc nửa đêm thì sao?

Thậm chí một em bé đã hình thành thói quen ngủ rất tốt rồi vẫn thỉnh thoảng tỉnh dậy vài giờ. Những lúc như thế, mẹ hãy để em tự mình ngủ lại.

Có thể em sẽ mè nheo nhưng mẹ cứ chờ vài phút rồi mới phản ứng, sau khi thấy mọi thứ ổn thỏa, hãy để em một mình quay lại với giấc ngủ.

Khi bé thức dậy nửa đêm và đòi mẹ, hãy nhẹ nhàng cho bé biết sự hiện diện của mẹ và em cứ yên tâm. Rồi mẹ chuyển thông điệp cho em biết em cần đi ngủ lại.

Cách tốt nhất là mẹ vỗ nhẹ vào lưng em và nhanh chóng rời đi. Nếu mẹ nhất quán với cách dậy trên thì giai đoạn này sẽ trôi qua nhanh chóng.

Lưu ý: Bất cứ sự âu yếm, cho bú hoặc việc nói chuyện của mẹ cũng làm em thức giấc mỗi đêm vì bị phân tâm.

Có thể không dễ để đáp ứng những nhu cầu của bé với việc cân bằng đúng mực chuyện lo lắng nhưng đồng thời cũng phải thật nhất quán, song mẹ nên biết đây chính là thời điểm hợp lý để hình thành thói quen ngủ chất lượng và ổn định của em bé và đặc biệt nhờ đó sau này cả gia đình mình sẽ có được những đêm ngon giấc.

Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi gì về giấc ngủ bé, hãy liên hệ với bác sỹ nhé.

(Dịch từ bài viết Sleep and your 8 – 12 month old – website Kidshealth – Nguyễn Thị Thu Hằng dịch -Út Em Shop sở hữu nội dung Tiếng Việt)

Leave a Comment