Trò chuyện với trẻ từ 2 – 3 tuổi

Út Em chào các mẹ.

Trò chuyện với con trẻ là một trong những điều thú vị và đáng quý nhất trong “sự nghiệp” làm cha làm mẹ.

Trẻ em học bằng cách tiếp thu các thông tin xung qua thông qua sự tương tác, trải nghiệm hàng ngày, không chỉ với bố mẹ mà còn với những người lớn khác, các thành viên trong gia đình, những người bạn cùng trang lứa và cả thế giới quanh em.

Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta sẽ thực hiện khảo sát nhỏ nhé:

Bố bé có hay trò chuyện với bé không?

Giao tiếp với các em

Những cuộc hội thoại với trẻ càng có tính tương tác cao và các em càng tham gia tích cực bao nhiêu thì sẽ càng học hỏi được bấy nhiêu.

Đọc sách, hát, chơi các trò chơi chữ nghĩa và đơn giản nói chuyện với các em sẽ hình thành vốn từ vựng và các kỹ năng nghe.

Sau đây là một vài khuyến nghị giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp ở các em:

– Hãy nói với các em về những gì các em đã làm được trong ngày và cả kế hoạch cho ngày mai. “Mẹ nghĩ chiều nay mưa con ạ. Mình sẽ làm gì con nhỉ?”. Hoặc thảo luận các sự kiện trong ngày với các em trước giờ đi ngủ.

– Thường xuyên đọc những cuốn sách hay và khích lệ các em tham gia sử dụng những từ mà các em biết. Mẹ có thể động viên các em “giả bộ” như thể mình biết đọc và đang đọc rất say sưa (hãy để các em “đọc” một cuốn sách cho mẹ).

Kiểu mẫu giao tiếp và từ vựng

Ở giai đoạn 2 đến 3 tuổi, trẻ trải nghiệm sự phát triển vượt bậc về kỹ năng ngôn ngữ. Vào những ngày đầu, hầu hết các em có thể làm theo hướng dẫn và nói được hơn 50 từ.

Nhiều em kết hợp các từ trong cụm từ và câu ngắn. Trẻ ở tuổi này luôn có thể làm theo mệnh lệnh 2 bước, như “Con cầm lấy trái bóng và mang lại đây cho ba”.

Cho đến khi em được 3 tuổi, vốn từ vựng thường là hơn 200 từ, và nhiều em có thể xâu chuỗi 3 hoặc 4 từ lại để hình thành nên một câu nói.

Trẻ em ở giai đoạn phát triển ngôn ngữ có thể hiểu và nói được một cách rõ ràng. Đến lúc này mẹ có thể hiểu được khoảng 75% điều em nói.

Trẻ nên được tự do sử dụng ngôn ngữ và bắt đầu giải quyết các vấn đề và học về các khái niệm.

Các em thường có một câu hỏi và câu trả lời đơn giản. Các em cũng có thể đếm 3 vật dụng chính xác, bắt đầu kể chuyện và biết họ và tên của mình.

Nếu người lớn nghi ngờ…

Nếu bố mẹ nghĩ con em mình có thể có vấn đề về khả năng nghe, phát triển ngôn ngữ và khả năng nói rõ ràng thì hãy nói chuyện với bác sỹ.

Một cuộc kiểm tra khả năng nghe ở các em có thể là bước đầu tiên trong việc xác định các em có vấn đề về khả năng nghe hay không.

2 tuổi thì cũng không còn quá nhỏ để được chuyển đến chỗ các bác sỹ chuyên khoa nhằm có được sự đánh giá chính xác về ngôn ngữ và khả năng nói, đặc biệt nếu một em không làm theo hướng dẫn và trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc nói đủ các từ.

Các vấn đề giao tiếp điển hình

Các vấn đề giao tiếp đối với trẻ từ 2-3 tuổi bao gồm:

  • Khó khăn trong việc nghe
  • Gặp vấn đề khi làm theo hướng dẫn
  • Tiếp thu từ vựng kém
  • Nói không rõ
  • Nói lắp

[adinserter block=”12″]

Nói lắp và các vấn đề về phát âm rất phổ biến ở một độ tuổi nhất định và hầu hết trẻ em sẽ bỏ được tật này khi lớn lên. Những vấn đề khác có thể cần sự đánh giá và can thiệp sâu hơn.

Bác sỹ sẽ thảo luận các phương án đánh giá và điều trị về khả năng nói và phát triển ngôn ngữ cho các em.

Một bé có vẻ chậm phát triển ở các lĩnh vực khác có thể cần đến một bác sỹ nhi hoặc nhà tâm lý học.

Một số bố mẹ lo rằng con mình không nói được có thể mắc chứng tư kỉ. Trẻ em với chứng tự kỉ và các vấn đề khác liên quan có thể chậm nói hoặc gặp rắc rối về giao tiếp, tuy nhiên sự tương tác xã hội kém hoặc hạn chế trong hành vi cư xử cũng là những dấu hiệu tiêu biểu của sự bất ổn này.

Vì thế bố mẹ hãy liên lạc với bác sỹ khi có bất cứ điều gì thắc mắc về sự phát triển của con em mình.

(Dịch từ bài viết Communication and your 2-3 year old, Website Kidshealth, Nguyễn Thị Thu Hằng dịch, Út Em Shop sở hữu nội dung Tiếng Việt)

Leave a Comment