Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày là hiện tượng có những vết loét gây đau đớn xuất hiện trên niêm mạc dạ dày và ruột non. Loét dạ dày còn được gọi là viêm loét dạ dày – tá tràng. Hiện tượng này xảy ra khi các lớp chất nhầy dày giúp bảo vệ dạ dày tránh khỏi dịch tiêu hóa giảm bớt đi.

Theo Hội Khoa Học Tiêu Hóa Hoa Kỳ (AGA), ước tính có khoảng bốn triệu người bị loét dạ dày và cứ 1 trong số 10 người đó lại phát triển bệnh theo suốt cuộc đời họ.

Loét dạ dày dễ dàng được chữa khỏi, tuy nhiên bệnh có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Nguyên nhân gây ra loét dạ dày là gì?

Loét dạ dày không chỉ gây ra bởi một yếu tố duy nhất. Sự giảm chất nhầy ở niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét thường do các nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
  • Sử dụng quá liều lượng khuyến cáo các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen trong thời gian dài.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison – căn bệnh hiếm gặp khiến cơ thể sản sinh lượng dư thừa axit trong dạ dày.

Một số nhân tố và hành vi dẫn đến nguy cơ cao phát triển bệnh loét dạ dày:

  • Hút thuốc
  • Thường xuyên sử dụng thuốc có chứa steroid (chẳng hạn như thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn)
  • Chứng tăng canxi huyết (sản xuất thừa canxi)
  • Tiền sử gia đình bị loét dạ dày
  • Trên 50 tuổi
  • Uống quá nhiều rượu

Các triệu chứng của loét dạ dày

Có một số triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nặng của vết loét. Triệu chứng phổ biến nhất đó là cảm giác nóng rát hoặc đau ở vùng giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi dạ dày trống rỗng và hiện tượng này có thể diễn ra trong khoảng một vài phút hoặc kéo dài tới vài giờ đồng hồ.

Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ, cảm giác nóng rát
  • Giảm cân
  • Không muốn ăn vì đau bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đầy hơi
  • Ợ nóng (cảm giác nóng rát trong ngực)
  • Cảm thấy đỡ đau khi ăn, uống, hoặc dùng thuốc làm giảm nồng độ axít

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của loét dạ dày kể trên. Mặc dù chỉ cảm thấy hơi khó chịu chút thôi, nhưng vết loét có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị.

Điều trị loét dạ dày

Điều trị theo phương pháp dân gian

Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là biện pháp hỗ trợ điều trị loét dạ dày rất hiệu quả, hai nguyên liệu đều dễ kiếm, gần gũi, có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên nên hầu như không có tác dụng phụ như thuốc hóa học.

Tinh bột nghệ có chứa Curcurmin – đây là hoạt chất có tác dụng chống viêm, làm dày lớp nhầy bảo vệ dạ dày và làm liền vết loét nhanh chóng. Thêm vào đó, Curcumin còn giúp tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng không làm tăng tiết dịch vị dạ dày.
tinh-nghe-ut-em
Curcumin còn tốt cho gan, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư.

Mật ong là dạng thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng làm giảm a xít của dịch vị. Người ta còn hay dùng mật ong chữa vết thương phỏng lửa, phỏng nước sôi.

Cách sử dụng tinh bột nghệ với mật ong để điều trị viêm loét dạ dày rất đơn giản: trộn tinh bột nghệ với mật ong vừa đủ thành dạng viên cỡ hạt ngô, uống độ 10 viên trước bữa ăn. Chú ý bạn phải chọn mật ong tốt.  Dùng đến đâu thì trộn mật ong với tinh nghệ thành viên nang đến đó, không nên tạo nhiều viên nang quá, để lâu mà bạn bảo quản không tốt sẽ bị giảm tác dụng.

Đặt mua Tinh bột nghệ Út Em tại Hà Nội – 185K / 100g

Gọi Hotline: 0968.45.84.05 – 0945.92.00.87

Lưu ý: Nghệ có tính chất tăng cường hưng phấn và tăng cường co bóp tử cung, vì vậy phụ nữ có thai không nên dùng.

Điều trị theo Tây y 

Việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra loét dạ dày của bạn. Nếu loét dạ dày là kết quả của H. pylori, bạn sẽ cần dùng thuốc kháng sinh. Đối với viêm loét dạ dày từ nhẹ vừa phải, bác sĩ thông thường sẽ kê toa các loại thuốc sau:

  • Chẹn H2: để ngăn chặn dạ dày của bạn khỏi việc tạo ra quá nhiều axit
  • Thuốc ức chế bơm proton: ngăn chặn các tế bào sản xuất axit
  • Thuốc kháng acid không cần kê đơn: giúp trung hòa axit trong dạ dày
  • Thuốc cytoprotective: để bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non, có tác dụng như Pepto-Bismol

Các triệu chứng của loét dạ dày có thể lắng xuống một cách nhanh chóng khi điều trị. Ngay cả khi các triệu chứng biến mất, bạn vẫn nên tiếp tục uống thuốc theo quy định của bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhiễm H. pylori để đảm bảo rằng tất cả các vi khuẩn bị tiêu diệt. Các bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên tránh hút thuốc, uống rượu, và bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm nào có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm.

Một số tác dụng phụ của điều trị loét dạ dày bằng thuốc hóa học bao gồm:

  • buồn nôn
  • chóng mặt
  • đau đầu
  • bệnh tiêu chảy

Những tác dụng phụ trên của thuốc chỉ là tạm thời. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc thay đổi thuốc nếu bạn có cảm giác vô cùng khó chịu trước những tác động của tác dụng phụ.

Điều trị phẫu thuật

Trong những trường hợp rất hiếm, ca loét dạ dày phức tạp sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Loét dạ dày bao gồm các dạng:

  • bị tái phát
  • vết thương không lành
  • chảy máu
  • rách dạ dày hoặc ruột non
  • luôn phải giữ không để thực phẩm chảy từ dạ dày vào ruột non

Phẫu thuật có thể bao gồm:

  • cắt bỏ toàn bộ phần bị loét
  • lấy mô từ một phần của ruột và cấy nó vào vị trí đã bị loét
  • buộc một động mạch máu đang chảy
  • cắt đứt nguồn dây thần kinh nối đến dạ dày để làm giảm sản xuất acid dạ dày

Các biến chứng đi kèm bệnh loét dạ dày

Tìm kiếm cách điều trị ngay sau khi bạn tin rằng mình có thể đã mắc bệnh loét dạ dày. Thời gian bệnh loét dạ dày không được điều trị càng lâu, thì càng có nhiều khả năng dẫn đến phát triển các biến chứng. Nếu đã bạn gặp một trong bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên tìm kiếm sự điều trị từ y tế:

  • bị đau đột ngột, đau nhói không ngừng
  • phân có màu đen hoặc có máu
  • nôn ra máu
  • nôn mửa chất giống như bã cà phê

Đây có thể là các dấu hiệu cho thấy vết loét đã làm xói mòn dạ dày, hoặc phá vỡ một mạch máu. Phát triển mô sẹo là một biến chứng có thể xảy ra. Các mô này có thể ngăn chặn thực phẩm từ di chuyển từ dạ dày vào ruột non. Tất cả những tình huống như vậy đòi hỏi bạn cần phải phẫu thuật (NIDDK, 2012).

Làm thế nào để chẩn đoán loét dạ dày?

Việc chẩn đoán và điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của vết loét.

Để chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ sẽ xem lại tình trạng sức khỏe của bạn từ trước đến nay cùng với các triệu chứng hay bất kỳ toa thuốc được kê đơn hoặc không kê đơn mà bạn đang dùng.

Để loại trừ nhiễm H. pylori, cần phải xét nghiệm máu, kiểm tra phân, hoặc kiểm tra hơi thở. Đối với việc kiểm tra hơi thở, bạn sẽ được hướng dẫn để uống một loại chất lỏng trong suốt và thở vào một chiếc túi, sau đó đóng kín túi lại. Nếu có nhiễm khuẩn H. pylori, mẫu hơi thở sẽ chứa hàm lượng khí carbon dioxide cao hơn bình thường.

Các xét nghiệm hay quy trình kiểm tra khác được tiến hành để chẩn đoán loét dạ dày bao gồm:

Chụp X-quang (sử dụng bari)

Bạn sẽ được hướng dẫn để uống một loại chất lỏng đặc có màu trắng (bari), làm cho dạ dày và ruột non hiện lên X-quang. Sau đó, bác sĩ chụp X-quang sẽ đọc bản chụp để xem xem liệu bạn có vết loét, sẹo, hoặc gặp tình trạng tắc nghẽn khiến thức ăn không được vận chuyển bình thường trong hệ tiêu hóa hay không.

Nội soi

Một chiếc ống mỏng, có đèn sáng (gọi là ống nội soi) được luồn qua miệng, xuống dạ dày để xem có vết loét hay không. Bác sĩ sẽ cho bạn uống một liều thuốc an thần nhẹ hoặc thuốc giảm đau để làm giảm sự khó chịu trong quá trình nội soi.

Nội soi và sinh thiết

Khi nội soi, một phần mô dạ dày được lấy ra, dùng phân tích sau này. Đây là loại xét nghiệm thường được áp dụng đối với những người lớn tuổi, hoặc những người đã bị giảm cân hay chảy máu.

Phòng chống loét dạ dày

Để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, bạn hãy luôn nhớ rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên và đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm được làm sạch đúng cách và nấu chín kỹ.

Để ngăn ngừa bệnh loét do NSAIDs, bạn hãy ngừng sử dụng các loại thuốc điều trị (nếu có thể) hoặc hạn chế sử dụng chúng. Trong trường hợp bạn cần đến các thuốc NSAIDs, hãy chắc chắn thực hiện theo liều lượng khuyến cáo và tránh uống đồ uống có cồn trong khi dùng thuốc.

Một số những thay đổi trong lối sống cũng có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của các vết loét. Những việc như hạn chế uống rượu, tránh hút thuốc lá, và quản lý căng thẳng đúng cách sẽ khiến bạn sở hữu một lớp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh.

(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ Healthline)

Leave a Comment