Bú sữa mẹ – cách tốt nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ cung cấp hầu hết các dưỡng chất như protein, đường và chất béo mà trẻ sơ sinh cần có để khỏe mạnh.

Nó cũng có nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ thống miễn dịch của trẻ, bao gồm: kháng thể, các yếu tố miễn dịch, enzim, các tế bào bạch cầu.

Những dưỡng chất này bảo vệ trẻ chống lại rất nhiều bệnh tật và bệnh truyền nhiễm bên ngoài không chỉ trong khoảng thời gian bé còn bú sữa mẹ mà còn trong nhiều trường hợp sau khi cai sữa. Sữa công thức không thể mang đến sự bảo vệ này.

sữa mẹ

Nếu bạn bị cảm lạnh trong lúc cho bú, ví dụ bạn có khả năng truyền vi khuẩn cảm lạnh sang cho trẻ nhưng những kháng thể mà cơ thể người mẹ sản sinh ra để chiến đấu với vi khuẩn đó cũng được truyền qua sữa. Những kháng thể này sẽ giúp trẻ nhỏ chống lại vi khuẩn cảm lạnh một cách nhanh chóng, hiệu quả và hoàn toàn có thể tránh sự phát triển bệnh cảm lạnh.

Sự bảo vệ này chống lại nhiều bệnh tật, giảm đáng kể các cơ hội mà trẻ vẫn còn đang bú sẽ gặp phải như nhiễm trùng tai, nôn mửa, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc một số loại viêm màng não mủ.

Trẻ sơ sinh dưới một tuổi đã được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 4 tháng sẽ có khả năng ít phải nhập viện vì các bệnh, ví dụ: nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi hơn những đứa trẻ cùng trang lứa mà ăn sữa công thức. Thậm chí những trẻ sơ sinh trong nhóm chương trình chăm sóc trẻ mà có xu hướng bị nhiễm các loại vi khuẩn vì ở gần xung quanh trẻ, vẫn ít có khả năng bị ốm nếu bé được bú sữa mẹ trực tiếp hoặc thông qua bình.

Hầu hết mọi người đều có một lượng lớn vi khuẩn bình thường vẫn tồn tại trong ruột. Một số vi khuẩn đáp ứng chức năng sức khỏe bình thường và một số khác thì gây bệnh như tiêu chảy.

Sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn tốt cho sức khỏe trong đường ruột của trẻ bú sữa mẹ. Nó làm điều này bằng cách thúc đẩy một môi trường khỏe mạnh nói chung, một phần thông qua chất gọi là prebiotics được tìm thấy trong sữa mẹ.

Vì sữa mẹ giúp kích thích sự tăng trưởng của chủng loại vi khuẩn “thân thiện”, vi khuẩn khác như E. coli – loại có khả năng gây bệnh sẽ bị hạn chế sự phát triển, nhân thêm số lượng và gắn vào đường ruột nơi chúng có thể gây nhiễm trùng. Điều đó mặc định rằng trẻ ăn sữa công thức có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn, loại bệnh yêu cầu cần phải đến gặp bác sĩ hoặc thỉnh thoảng phải đi viện để truyền dịch vào tĩnh mạch.

[adinserter block=”12″]

Cho bú bằng sữa mẹ và các bệnh dị ứng

Việc cho bú sữa mẹ được khuyến nghị vì nhiều nguyên nhân. Với sự lưu tâm về phòng tránh dị ứng, có một số bằng chứng ghi nhận rằng cho bú sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ được sinh ra từ gia đình có tiền sử mắc bệnh dị ứng hơn những trẻ được ăn sữa bò chuẩn hoặc sữa đậu nành dựa theo công thức.

Ở những gia đình ít có nguy cơ mắc bệnh dị ứng, trẻ bú sữa mẹ cũng ít bị dị ứng sữa hơn, viêm da dị ứng (thường được gọi là eczema) và thở khò khè sớm trong cuộc sống nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng ít nhất 4 tháng.

Thành phần miễn dịch có trong sữa mẹ tạo ra sự bảo vệ chống lại các bệnh dị ứng. Mặc dù lợi ích lâu dài của việc cho bú bằng sữa mẹ giúp chống dị ứng vẫn chưa rõ ràng và những nghiên cứu chưa được kiểm định cẩn thận về tác động trên những gia đình không có tiền sử dị ứng, bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn được khuyến khích như là một sự lựa chọn cho tất cả các bé.

Những loại bệnh khác

Việc truyền kháng thể và những dưỡng chất liên quan đến hệ miễn dịch trong sữa mẹ có thể giải thích tại sao những trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn 6 tháng ít có khả năng phát triển bệnh bạch cầu cấp và ung thư hạch bạch huyết trong thời thơ ấu hơn những đứa trẻ tiếp nhận sữa công thức.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã từng chứng minh rằng có sự sụt giảm 36% (một vài nghiên cứu còn chỉ ra mức giảm cao đến 50%) nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh giữa những đứa trẻ được bú sữa mẹ so với những trẻ không bú dù cho những nguyên nhân của bệnh này vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trẻ em bú sữa mẹ ít bị béo phì ở tuổi vị thành niên và khi trưởng thành. Họ cũng ít bị bệnh tiểu đường tấn công phát triển thành hai loại: type 1 và type 2.

(Theo Healthychildren – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment