Công dụng và Cách dùng Mật ong

Mật ong là chất lỏng có vị ngọt được ong làm ra từ mật hoa.

Trước tiên, ong chuyển mật hoa vào mật ong bằng quá trình tiết ra và bay hơi, sau đó mật được giữ trong những khoang sáp trong tổ ong như một nguồn thức ăn chính.

Mật ong thường được thu hoạch từ tổ ong để sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng của con người.

Mật ong được phân loại theo màu sắc, với mật ong vàng hổ phách, trong suốt thường có giá bán lẻ cao hơn các những loại mật ong sẫm màu.

Hương vị mật ong sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hoa mà ong hút mật.

Cả hai loại mật ong nguyên chất và mật ong đã được thanh trùng bằng mật ong đều có sẵn. Mật ong nguyên chất được lấy ra khỏi tổ và đóng chai trực tiếp, do đó sẽ chứa một lượng nhỏ men, sáp và phấn hoa.

Sử dụng mật ong nguyên chất tại địa phương có tác dụng giảm dị ứng theo mùa do tiếp xúc nhiều lần với phấn hoa trong khu vực.

Mật ong tiệt trùng được đun nóng và xử lý để loại bỏ tạp chất.

Bài viết của Trung tâm Kiến thức MNT sẽ trình bài vắn tắt về lịch sử của mật ong trong y học cổ truyền và giải thích một số lợi ích sức khoẻ tiềm năng mà mật ong mang lại.

Lợi ích sức khoẻ tiềm năng khi sử dụng mật ong đã được ghi chép trong các văn bản đầu tiên ở Hy Lạp, La Mã, Vedic và các nước Hồi giáo và các dược tính của mật ong được các triết gia và các nhà khoa học như Aristotle (384-322 TCN) ) Và Aristoxenus (320 TCN) nhắc đến từ thời cổ đại.

Mật ong có hàm lượng monosaccharides, fructose và glucose cao, chứa khoảng 70-80% đường làm cho mật ong có vị ngọt – phần còn lại của mật ong là khoáng chất và nước.

Mật ong cũng có tính sát khuẩn và kháng khuẩn. Trong khoa học hiện đại, chúng ta đã có thể tìm ra những ứng dụng hữu ích của mật ong trong việc chữa trị các vết thương mãn tính.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có nhiều tuyên bố về tình trạng sức khoẻ liên quan đến mật ong vẫn cần có những nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt hơn để chứng nhận.

Nội dung của bài báo này:

  • Lợi ích sức khỏe của mật ong
  • Các ứng dụng có thể khác của mật ong trong y học
  • Lịch sử của mật ong
  • Các đặc tính của mật ong
  • Làm thế nào để kết hợp mật ong vào chế độ ăn uống
  • Nguy cơ về sức khoẻ khi tiêu thụ mật ong

Lợi ích sức khỏe tiềm năng của mật ong

Mật ong đã được tiêu thụ hàng ngàn năm vì lợi ích sức khoẻ của nó.
Mật ong đã được tiêu thụ hàng ngàn năm qua vì những lợi ích sức khoẻ của nó.

Khoa học hiện đại đang nhận thấy có nhiều tuyên bố lịch sử rằng mật ong có thể được sử dụng trong y học có thể là sự thật. Trong Kinh thánh, vua Salomon đã nói, “Con ơi, con hãy ăn mật ong, bởi vì nó rất tốt”, và có một số lý do giải thích cho nhận xét này.

1) Trào ngược acid

Giáo sư Mahantayya V Math, từ Đại học Y MGM, Kamothe, Navi Mumbai, Ấn Độ, đã giải thích trên BMJ (Tạp chí Y học Anh Quốc) rằng vì mật ong có độ nhớt cao hơn 125,9 lần so với nước cất ở nhiệt độ 37 oC (nhiệt độ cơ thể), mật ong có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa chứng GERD (trào ngược dạ dày thực quản) .3

2) Viêm dạ dày ruột ở trẻ sơ sinh

Haffejee và A. Moosa đã trình bày về một nghiên cứu lâm sàng trong BMJ, trong đó họ sử dụng mật ong trong dung dịch bù nước uống ở trẻ em và trẻ sơ sinh bị viêm dạ dày ruột. Mục đích của họ là:

  • Xác định xem mật ong có ảnh hưởng đến thời gian tiêu chảy cấp hay không
  • Đánh giá mật ong như một chất thay thế glucose trong việc bù nước

Họ phát hiện ra rằng mật ong rút ngắn thời gian tiêu chảy do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. [4]  Họ nói thêm rằng mật ong không kéo dài thời gian tiêu chảy không do vi khuẩn, và “có thể được sử dụng một cách an toàn như một chất thay thế glucose trong dung dịch bù nước đường uống có chứa chất điện giải”.

3) Chữa vết thương và bỏng

Đã có một số trường hợp báo cáo những tác động tích cực của việc sử dụng mật ong trong việc điều trị vết thương.
Đã có một số trường hợp báo cáo những tác động tích cực của việc sử dụng mật ong trong việc điều trị vết thương.

Hurlburt, một bệnh nhân rối loạn đường huyết, với bệnh viêm tế bào mầm và nhiễm trùng ‘staph’ đã thử dùng kháng sinh trong nhiều tháng. Tuy nhiên, chúng đã không làm giảm các triệu chứng.

Bác sĩ của Hulburt là Jennifer Eddy thuộc Phòng khám Y tế Gia đình Eau Claire của UW Health, gợi ý rằng cô nên thử áp dụng mật ong. Ngay sau khi áp dụng mật ong, cô bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Hulburt nói rằng cô nhớ đã cảm thấy “thật tuyệt vời – có gì đó thật khác biệt, tốt hơn việc đưa kháng sinh vào cơ thể”.

Một nghiên cứu được đăng trong Thư viện Cochrane đã chỉ ra rằng mật ong có thể giúp chữa lành vết bỏng, tác giả chính của nghiên cứu nói rằng:

Mật ong rẻ hơn các hình thức can thiệp khác, đặc biệt là thuốc kháng sinh đường uống, thường được sử dụng và có thể có những tác dụng phụ có hại khác.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng vẫn còn thiếu một bằng chứng để hỗ trợ đầy đủ cho quan niệm này. Trên thực tế, một nghiên cứu được xuất bản trong tạp chí Các Bệnh Truyền Nhiễm đã kết luận rằng việc dùng mật ong cấp y tế cho vết thương của bệnh nhân không có lợi hơn so với kháng sinh thông thường trong trong trường hợp bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo.

4) Mật ong trong điều trị dị ứng

Có một số nghiên cứu cho thấy mật ong có thể hữu ích trong việc giảm thiểu dị ứng theo mùa. Tạp chí Guardian đã báo cáo rằng mật ong thậm chí ‘đánh bại thuốc ho’ ở tiêu chí làm giảm bớt và làm giảm tần suất ho.

Một nghiên cứu có đối chứng giả dược bao gồm 36 người bị dị ứng mắt, kết quả cho thấy rằng những người tham gia đã phản ứng tốt với điều trị mật ong hơn so với giả dược. Tuy nhiên, một phần ba trong số họ đã báo cáo rằng ăn một thìa mật ong mỗi ngày rất khó chịu vì quá ngọt.

5) Kháng viêm

Trong năm 2010, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y khoa Hàn lâm của Đại học Amsterdam đã báo cáo trong tạp chí FASEB rằng khả năng diệt khuẩn của mật ong nằm ở một protein có tên gọi là defensin-1. [5]

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Microbiology cho thấy mật ong Manuka có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng vết thương mãn tính và thậm chí có thể ngăn không cho chúng phát triển.

Tiến sĩ Rowena Jenkins và các đồng nghiệp thuộc Viện Đại học Wales, cho biết mật ong Manuka giết chết vi khuẩn bằng cách tiêu diệt các protein chính của vi khuẩn.

Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng một loại mật ong nào đó, được gọi là “mật ong Manuka”, thậm chí có thể có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).

Tiến sĩ Jenkins kết luận:

Manuka và các loại mật ong khác đã được biết đến là có khả năng chữa lành vết thương và chống lại vi khuẩn trong một thời gian nhưng cách thức mà chúng hoạt động vẫn chưa được biết rõ.

Nếu chúng ta có thể khám phá chính xác cách thức Manuka ức chế MRSA, nó có thể được sử dụng thường xuyên hơn như một phương pháp điều trị ban đầu cho các bệnh nhiễm khuẩn có khả năng đề kháng với nhiều kháng sinh hiện có.

Mật ong Manuka thậm chí có thể giúp đảo ngược tính kháng khuẩn đối với kháng sinh, theo nghiên cứu trình bày tại hội nghị Spring Hybrid Mikrobology ở Harrogate, Anh.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nhi Khoa, so sánh mật ong với giả dược trong việc giảm ho cho trẻ em vào ban đêm, cho thấy mật ong có tác dụng tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng:

Cha mẹ đánh giá các sản phẩm mật ong cao hơn chất chiết xuất từ silan để giảm triệu chứng ho và khó ngủ liên quan đến URI (nhiễm trùng đường hô hấp trên). Mật ong có thể là một cách điều trị thích hợp cho chứng ho và khó ngủ liên quan đến URI ở trẻ nhỏ . “[6]

Kendall Powell đã viết trên tạp chí Nature rằng “mật ong tự nhiên giết chết vi khuẩn một cách hiệu quả hơn ba lần” so với một dung dịch mật ong nhân tạo có cùng độ dày và nồng độ đường [7].

6) giảm cảm lạnh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng mật ong như một phương thuốc chữa ho tự nhiên.

Một nghiên cứu năm 2007 của Đại học Y Penn State cho thấy mật ong giúp giảm ho ban đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ em bị nhiễm trùng hô hấp trên tốt hơn so với thuốc ho dextromethorphan hoặc không điều trị.[8]

Ở phần kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét các ứng dụng khác có thể sử dụng trong y học của mật ong, lịch sử của mật ong và các đặc tính của mật ong.

Các ứng dụng khác của Mật ong trong y học

Nghiên cứu mới luôn tìm ra những ứng dụng mới của mật ong trong việc điều trị một số bệnh trạng và bệnh nhất định. Một nghiên cứu cho thấy mật ong Manuka có thể ngăn ngừa viêm da do xạ trị ở bệnh nhân ung thư vú.

Lịch sử về mật ong

  • Hơn bốn ngàn năm trước, mật ong đã được sử dụng như một phương thuốc Y học cổ truyền Ấn Độ, trong phương thuốc này, mật ong được xem là chất có hiệu quả trong việc điều trị mất cân bằng vật chất trong cơ thể.
  • Trong thời kỳ tiền Ai Cập cổ đại, mật ong được sử dụng để điều trị vết thương.
  • Hơn năm ngàn năm trước, mật ong đã được sử dụng trong các hợp chất y học của người Ai Cập.
  • Người Hy Lạp cổ tin rằng dùng mật ong có thể giúp sống lâu hơn.
  • Ngay cả nhà tiên tri Mohammed cũng đã tôn vinh sức mạnh chữa bệnh của mật ong
  • Kinh Koran cũng ca ngợi khả năng chữa bệnh của mật ong.

Và Chúa đã dạy Ong xây tổ trên đồi, trên cây cối, và tại nơi ở (của con người); tiêu thụ hết các sản phẩm (của trái đất), và tìm kiếm với kỹ năng dò đường mà Chúa đã ban cho chúng: từ bên trong cơ thể của chúng sản sinh ra một loại thức uống với nhiều màu sắc khác nhau, thức uống này giúp chữa lành vết thương cho con người: một Dấu hiệu cho những ai nghĩ đến. 

Hiện nay, các đặc tính có lợi của mật ong đã được khám phá và có bằng chứng cho thấy những tuyên bố lịch sử này có phần đúng.

Tính chất của mật ong

Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một muỗng mật ong (khoảng 21 gram) chứa 64 calo, 17,3 gram carbohydrate (17,3 gram đường không có chất xơ), 0 gram chất béo và 0 gram protein.”

Mật ong chứa một lượng vitamin và khoáng chất đáng kể.
Mật ong chứa một lượng vitamin và khoáng chất đáng kể.

Chọn mật ong có hàm lượng đường cao dẫn đến sự gia tăng dần dần lượng đường trong máu và do đó giúp giảm cảm giác đói. Mật ong cũng có tác dụng chống oxy hoá, kháng khuẩn và làm mịn da.

Mật ong được tạo thành từ glucose, fructose và khoáng chất như sắt, canxi, phosphate, natri clorua, kali, magiê

Dưới đây là thông tin điển hình về mật ong, theo BeeSource:

  • Fructose: 38,2%
  • Glucose: 31,3%
  • Maltose: 7,1%
  • Sucrose: 1,3%
  • Nước: 17,2%
  • Đường cao năng: 1,5%
  • Tro: 0.2%
  • Chất khác/chưa xác định: 3,2%

Mật ong có độ pH axit nhẹ (từ 3,2 đến 4,5) giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, trong khi các thành phần chống oxy hoá của mật ong giúp làm sạch các gốc tự do. Các tính chất vật lý của mật ong thay đổi tùy thuộc vào hệ thực vật cụ thể đã được sử dụng để sản xuất ra mật ong cũng như lượng nước chứa trong mật ong.

Cách kết hợp nhiều mật ong hơn với chế độ ăn uống của bạn

Thử nghiệm là chìa khóa khi thay thế đường bằng mật ong. Nướng bánh với mật ong có thể gây ra cháy khét và độ ẩm quá mức. Theo nguyên tắc chung, dùng 3/4 chén mật ong thay cho một chén đường, giảm chất lỏng trong công thức bằng 2 muỗng canh và giảm nhiệt độ lò nướng xuống 25 độ Fahrenheit (0,70C)

Mẹo nhanh:

  • Dùng mật ong để làm ngọt nước sốt hoặc sốt nướng
  • Khuấy mật ong với cà phê hoặc trà
  • Quết mật ong lên bánh mì nướng hoặc bánh trứng
  • Trộn mật ong vào sữa chua, ngũ cốc hoặc bột yến mạch để thêm vị ngọt tự nhiên
  • Quết mật ong tươi lên bánh mì nướng và phủ bơ đậu phộng lên trên.

Hoặc, hãy thử các công thức nấu ăn lành mạnh và ngon lành dưới đây được các chuyên gia dinh dưỡng phát triển:

  • Khoai lang nướng mật ong
  • Kem xoài mật ong húng quế
  • Mật ong Dijon Vinaigrette với cải arugula (họ mù tạt), lê và salad óc chó
  • Thịt nướng trái cây

Nếu được đựng trong một hộp kín, mật ong có thể bảo quản vô thời hạn.

Rủi ro sức khoẻ tiềm ẩn khi sử dụng mật ong

Chế độ ăn uống hoặc mô hình ăn uống tổng thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng bệnh và có được một sức khoẻ tốt. Tốt nhất nên theo chế độ ăn kiêng đa dạng hơn là tập trung vào các thực phẩm ưa thích, là chìa khóa để có được sức khoẻ tốt.

Mật ong vẫn là một dạng đường và do đó cần ăn vừa phải. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ không được bổ sung nhiều hơn 100 calo đường mỗi ngày (khoảng 2 muỗng canh); không quá 150 calo đường bổ sung mỗi ngày đối với nam giới (khoảng 3 muỗng canh).

Mật ong có thể chứa endospores botulinum gây ra chứng ngộ độc ở trẻ sơ sinh, một loại ngộ độc thực phẩm hiếm hoi nhưng nghiêm trọng có thể dẫn đến tê liệt. Ngay cả mật ong được tiệt trùng vẫn có thể chứa các bào tử này. Vì lý do này, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong.

(Dịch từ bài viết Honey: Health Benefits and Uses In Medicine – tác giả Joseph Nordqvist – trang web Medical News Today)

Leave a Comment